Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Kinh tế những tháng cuối năm: Bước đi thận trọng trước biến động khó lường -Bài 2: Ổn định trước mắt, tăng trưởng tương lai

* Giới chuyên gia kinh tế nhận định: "Kinh tế Việt Nam đã thoát đáy"

Kinh tế những tháng cuối năm: Bước đi thận trọng trước biến động khó lường - Bài 2: Ổn định trước mắt, tăng trưởng tương lai - 2014_197_5_a1.jpg
Nông sản đang là mũi nhọn của nền kinh tế xuất khẩu
Ảnh: Trần Quang Tuấn

Niềm tin được cải thiện

Ngay cả sau sự cố gây rối tại các khu công nghiệp hồi cuối tháng 5-2014, hệ lụy của những căng thẳng trên Biển Đông, thì những biện pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần của Chính phủ và chính quyền địa phương cùng những chính sách như hoãn, miễn thuế… đã giúp các DN bị thiệt hại nhanh chóng khôi phục sản xuất, đa số tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô.
TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa không ít lần khẳng định rằng: một nền kinh tế muốn ổn định và phát triển bền vững, phải bắt đầu bằng sự phát triển ổn định của cộng đồng công ty (DN). Và để có được sự ổn định, phát triển của cộng đồng DN, tất nhiên phải tạo được niềm tin của chính họ vào môi trường kinh doanh.

Nhìn lại bức tranh hoạt động của cộng đồng DN trong năm 2013, ít ai nghĩ rằng, 6 tháng đầu năm 2014, cộng đồng DN lại có những chuyển biến đáng khích lệ đến vậy, kèm theo đó là những cái nhìn lạc quan của giới chuyên gia đối với nền kinh tế khi đưa ra nhận định rằng: "Kinh tế Việt Nam đã thoát đáy".

Trong một số liệu mới nhất về kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của DN năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: Trong vòng một năm (từ ngày 1-3-2013 đến 1-3-2014), số DN tạm ngừng sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 5,6%, trong khi tỷ lệ này cùng kỳ năm 2012 là 8,4%. Đáng chú ý, không ít DN trong nước bày tỏ sự lạc quan về lợi nhuận trước thuế và xuất khẩu. Cụ thể, 75,1% số DN dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2014 sẽ cao hơn năm 2013, trong khi con số này của năm 2013 chỉ là 46,4%. Có tới 94,7% số DN dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2014 bằng hoặc cao hơn năm 2013. Kết quả trên phần nào chứng tỏ môi trường kinh doanh đang thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng gia tăng giúp các DN lạc quan hơn.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cũng bày tỏ sự lạc quan chung với những nét mới của cộng đồng DN khi ông cho rằng, niềm tin kinh doanh của khối DN đã quay trở lại. Niềm ấy đang được khơi dậy từ những kết quả bước đầu ổn định kinh tế vĩ mô và những động thái quyết liệt, kiên định của Chính phủ trong những quyết sách của mình.

Sự kiên định ấy đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra mới đây, đó là "không thay đổi định hướng điều hành, không điều chỉnh mục tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội".

Ngay cả sau sự cố gây rối tại các khu công nghiệp hồi cuối tháng 5-2014, hệ lụy của những căng thẳng trên Biển Đông, thì những biện pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần của Chính phủ và chính quyền địa phương cùng những chính sách như hoãn, miễn thuế… đã giúp các DN bị thiệt hại nhanh chóng khôi phục sản xuất, đa số tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng quy mô.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trước đến nay, họ vẫn luôn coi trọng và đặt niềm tin vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đặc biệt, sau sự cố hồi tháng 5 vừa qua, niềm tin ấy càng được nhân đôi. Biểu hiện rõ nhất qua kết quả khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh lần thứ 15 do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam tiến hành mới đây, chỉ số này đã quay trở về giai đoạn rất tốt của năm 2011, và số lượng DN châu Âu phản hồi tích cực đã đạt trên mức trung bình, so với mức dưới trung bình của năm trước.

Kinh tế những tháng cuối năm: Bước đi thận trọng trước biến động khó lường - Bài 2: Ổn định trước mắt, tăng trưởng tương lai - 2014_197_5_a2.jpg


Ảnh: Hoàng Long

Tự chủ để khẳng định vị thế

Một trong những tác động để có thể tạo nên được niềm tin ấy (đối với cả DN trong nước và nước ngoài) phải kể đến sự kiên định trong việc duy trì các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong suốt thời gian dài vừa qua. Trong đó có việc giảm, giãn, hoàn, miễn thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ thị trường đã giúp DN tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm… Đặc biệt, sự nỗ lực trong việc giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước cũng là cơ sở để cộng đồng DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, tạo động lực hồi phục sản xuất, phát triển kinh doanh. Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, góp phần thúc đẩy mặt bằng lãi suất cho vay DN trên thị trường nhà băng hạ dần. Tính đến thời điểm này, lãi suất cho vay đã giảm khá sâu, từ mức trên 20% đã giảm xuống quanh mức 9-13%. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, giảm lãi suất là mục tiêu của ngành nhà băng trong 2 năm qua. Dự kiến, từ nay tới cuối năm 2014 cũng như những năm sau, tình hình kinh tế vĩ mô và tiền tệ của nước ta sẽ tiếp tục ổn định. Theo đó, nếu có điều kiện, khối nhà băng sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay từ 1 -1,5% đối với các kỳ hạn để tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận tín dụng.

Bên cạnh đó, những giải pháp giải quyết hàng tồn kho cho thị trường địa ốc cũng đang tạo nên những chuyển biến tích cực cho thị trường này trong nửa đầu năm 2014. Một trong số đó phải kể đến gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ DN địa ốc và người mua nhà tiếp cận nguồn tín dụng có lãi suất thấp, ổn định. Theo đánh giá của các chuyên gia địa ốc, mặc dù, tiến độ giải ngân của gói tín dụng trong năm 2013 còn chậm do đi kèm nhiều thủ tục khó khăn và sự thiếu tin tưởng giữa các bên liên quan như nhà băng, chủ đầu tư, đối tượng mua nhà ở xã hội... tuy nhiên các giải pháp của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP đã phát huy tác động hỗ trợ, phục hồi thị trường địa ốc, thể hiện qua số lượng DN kinh doanh địa ốc thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2013 (trong đó quý II/2014 tăng 32,2% so với cùng kỳ, là quý thứ tư tăng liên tiếp).

Nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, những chuyển biến đáng kể của thị trường địa ốc sẽ tạo cơ hội cho DN địa ốc thoát khỏi khó khăn, từ đó cũng tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho cộng đồng DN, bởi địa ốc là một trong những lĩnh vực lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực, thành phần kinh tế khác.

Như vậy, có thể thấy, nhìn bao quát bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2014, một dấu hiệu biểu hiện rõ rệt nhất chính là sự phục hồi niềm tin của cộng đồng DN vào môi trường kinh doanh. Và hơn hết cả, chưa lúc nào, vấn đề "tự chủ kinh tế" lại được đặt ra mạnh mẽ, quyết liệt như trong bối cảnh hiện nay. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, tự chủ trong sự hội nhập là phải xây dựng được thương hiệu, biết liên minh, tạo dựng vị thế bình đẳng trong các quan hệ kinh tế, trong các đàm phán song phương và đa phương. Thậm chí, có thể cầm trịch thị trường những lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam, như các những sản phẩm nông sản đang là mũi nhọn của nền kinh tế xuất khẩu.

Đây chính là tiền đề để nền kinh tế hướng đến sự phát triển, tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Duy Phương


Bài 1: Cơ hội từ chính những khó khăn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét