Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội chocông ty và người laođộng

QĐND Online - Ngày 30-7, tại Hà Nội, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ PVI Sun Life tổ chức Hội thảo Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia lý luận nhà nước, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo các liên đoàn lao động, sở lao động thương binh xã hội các tỉnh…

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động - 200114dung3507150644513.jpg

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi được trình Quốc hội với 2 điểm sửa đổi quan trọng, cùng hướng đến một mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối thu-chi của quỹ BHXH, tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH sớm hơn dự báo. Tuy nhiên, dự thảo Luật BHXH sửa đổi cũng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội. Trong khi các giải pháp nhằm cứu quỹ BHXH cần có chế tài và thời gian để triển khai thì bảo hiểm hưu trí tự nguyện được cho là một trong những giải pháp đã được triển khai nhằm giảm gánh nặng của quỹ BHXH, tăng an xinh xã hội cho người dân.

Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết: Hiện tại, số người được hưởng lương hưu trí chỉ chiếm 1/5 số người cao tuổi. Mặt khác, lương hưu trí không cao, nhiều thời điểm không đáp ứng đủ nhu cầu của người hưu trí bởi lạm phát. Quan trọng nhất là quỹ BHXH hiện hành đang có nguy cơ mất khả năng chi trả vào năm 2023. Vì vậy, việc ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện được đánh giá là một cú huých trên thị trường bảo hiểm.

Trong khi các giải pháp nhằm cứu quỹ BHXH cần có chế tài và thời gian triển khai thì bảo hiểm hưu trí tự nguyện được cho là một trong những giải pháp hiệu quả. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện thông qua việc mua các sản phẩm bảo hiểm hoặc đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là hướng đi rất đúng đắn. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy cần khuyến khích phát triển nhiều loại hình bảo hiểm nhân thọ, trong đó có bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

TS Phạm Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH chỉ ra, đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện bảo hiểm hưu trí tự nguyên, bởi hiện Việt Nam đang có cơ cấu "dân số vàng", với lực lượng lao động hơn 58% dân số, đến năm 2020, con số này là gần 62%; tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2013 khoảng 2.000 USD/người/năm; cơ sở hạ tầng để thực hiện hưu trí tự nguyện đã sẵn sàng với 46 doanh nghiệp quản lý quỹ, 9 nhà băng có chức năng giám sát, các tập đoàn, doanh nghiệp bảo hiểm. "Do đó, hưu trí tự nguyện được thực hiện càng sớm càng tốt vì việc trì hoãn sẽ làm cho việc đảm bảo cuộc sống người nghỉ hưu khó khăn hơn" ông Giang nhấn mạnh.

Sau gần 1 năm triển khai, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cũng phát sinh một số vướng mắc. Đặc biệt, việc chỉ cho phép người sử dụng lao động được mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện nói riêng và bảo hiểm nhân thọ nói chung cho người lao động tối đa 1 triệu đồng/tháng thì được tính vào chi phí trước thuế. Muốn đóng hơn, chủ doanh nghiệp phải lấy từ lãi của mình, khiến nhiều doanh nghiệp dù muốn cũng không thể mua bảo hiểm cho người lao động hơn 1 triệu đồng/tháng. Để loại hình bảo hiểm này phát triển cần tháo gỡ một số khó khăn và có hành lang pháp lý phù hợp, cần có cơ chế bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và đặc biệt quan trọng là việc giáo dục nhận thức cộng đồng về việc tham gia chương trình hưu trí tự nguyên.

Tin, ảnh: HƯƠNG TRỊNH


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét