Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

3 sinh viên dân tộc thiểu số nhận học bổng du học

Dân Việt >

Giáo dục

3 sinh viên dân tộc thiểu số nhận học bổng du học

4524

Dân Việt - Đây là 3 học viên người dân tộc thiểu số (DTTS) trong tổng số 155 tân học viên của Chương trình Học bổng Chính phủ Australia sẽ rời Việt Nam vào tháng 1.2014 để bắt đầu chương trình đào tạo sau đại học ở Australia.

3 học viên này là Cà Văn Duy, Sa Văn Đức và Vy Thanh Tùng đều là người dân tộc Thái. Được biết, học bổng của Chính phủ Australia là học bổng toàn phần, toàn thời gian, bao gồm toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và bảo hiểm y tế.

Việt Nam là nước có số người nhận học bổng của Chính phủ Australia nhiều thứ hai trên thế giới, với 400 suất học bổng được cấp mỗi năm. Đợt tuyển chọn tiếp theo cho Học bổng Australia sẽ diễn ra từ ngày 1.2 đến 31.3-2014.

Từ khoá: chính phủ australia học viên học bổng

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình liệu có khả thi?

(VnMedia) -Quy định về việc mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được cho là một điểm mới đột phá của Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của  Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đóng góp cho Điều này của Dự thảo, nhiều đại biểu cho rằng vẫn còn những điểm chưa khả thi...

Ảnh minh họa

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận)

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng, Dự thảo luật quy định hộ gia đình mua bảo hiểm y tế là toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu và sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn là chưa rõ, chưa bảo đảm quyền lợi của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.

 

"Cụ thể, trong trường hợp người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình nhưng đang sống ở một xã, phường, thị trấn khác đã đăng ký tạm trú tại địa phương họ đang cư ngụ và đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tại địa phương đó thì gia đình họ có được xem là hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng những quyền lợi được quy định trong dự thảo luật không? Vì vậy đề nghị Ban soạn thảo tính toán thêm nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế." - đại biểu Nguyễn Thị Phúc lấy ví dụ.

 

Trong khi đó, cũng góp ý về điều khoản này, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) đề nghị nên sửa, bỏ đi quy định "và sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn" vì trong cuộc sống thực tế có nhiều người phần nhiều là người ở nông thôn là lao động chính trong gia đình có tham gia bảo hiểm y tế tại nơi làm việc trong cùng một sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, nhưng do điều kiện làm việc không thể sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn là phổ biến.

 

"Nếu quy định như trên thì sẽ gây thiệt thòi cho các thành viên còn lại trong gia đình mà phần nhiều là người phụ thuộc, khi tham gia bảo hiểm y tế không được áp dụng Khoản 3, Điều 13 dự thảo luật sửa đổi, bổ sung giảm được mức đóng bảo hiểm y tế. Bỏ đi quy định trên thì mới đảm bảo được công bằng cho các cá nhân tham gia bảo hiểm y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách của nhà nước đưa bảo hiểm y tế toàn dân mau chóng đi vào cuộc sống." - đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh nói.

 

Ảnh minh họa

 Tôn Thị Ngọc Hạnh

Trong khi đó, đại biểu Phạm Thị Thu Hồng (Bình Định) cho rằng, quy định hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế bao gồm toàn bộ người có tên trong hộ khẩu hoặc sổ tạm trú mà sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn sẽ có những bất cập trong thực tế.

 

"Hiện nay có hơn 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế cho vào đối tượng hộ có mức sống trung bình trên mức cận nghèo ở địa bàn nông thôn, thu nhập bấp bênh nên phải đi làm ăn xa một số tháng trong năm. Nếu quy định hộ gia đình như dự thảo là không khả thi, vô hình chung quy định này loại bỏ những đối tượng người nông thôn di cư sang các địa bàn khác làm ăn.

 

Cũng đồng tình đề nghị bỏ dòng "và sinh sống trên cùng một địa bàn", đại biểu Phạm Thị Thu Hồng đề nghị nên quy định điều kiện thuận lợi trong việc khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình nhưng đang làm ăn khác địa bàn về việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.

 

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thì băn khoăn: "Nếu quy định hộ gia đình là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì luật sẽ khắc phục được nhược điểm hiện nay là trong cùng một hộ gia đình người bệnh thì đóng người khỏe thì không. Nếu luật quy định "hộ gia đình là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế" thay cho "người thuộc hộ gia đình" tôi đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi Khoản 3, Điều 13 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho phù hợp."

 

Đại biểu Nguyễn Minh Phương (TP Cần Thơ) thì trăn trở rằng, số người hiện chưa tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu là nông dân ở nông thôn, nhân khẩu trong gia đình đông và do mưu sinh họ không tập trung ở một nơi cố định. Do vậy, đại biểu Minh Phương đề nghị: "Đối với nhóm đối tượng này, dự luật nên theo hướng mở là cho đăng ký bảo hiểm y tế ban đầu ở 2 nơi khác nhau. Về mức đóng tôi đồng ý với dự thảo luật từ người thứ nhất, người thứ hai và từ người thứ sáu trở đi nhưng không nên bắt buộc 100% thành viên tham gia bảo hiểm y tế. Vì thực tế như hiện nay, không phải hộ dân nào cũng có khả năng tham gia bảo hiểm y tế cho tất cả nhân khẩu trong gia đình".

 

Cũng lo lắng về tình trạng thu nhập của người nông dân và lao động tự do còn thấp, đai biểu Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) cho rằng, hiện nay điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn còn thấp, nếu quy định bắt buộc sẽ có một số bộ phận dân cư không có điều kiện tham gia.

 

"Vậy xử lý nhóm này như thế nào? Nếu không xử lý thì luật không nghiêm, xử lý thì sẽ xử lý như thế nào thì chưa thấy luật quy định. Tôi đề nghị nên cân nhắc về phí đóng bảo hiểm y tế khi các thành viên trong hộ gia đình tham gia, giảm tỷ lệ đóng từ người thứ hai bằng 70% người thứ nhất và từ người thứ ba trở đi thì bằng 50% người thứ nhất, có như vậy mới khuyến khích được các hộ gia đình tham gia và có như vậy cũng hợp với túi tiền của người dân hơn." - đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị.

 

Để bảo hiểm y tế là bắt buộc, khả thi, đại biểu Đào Văn Bình (TP Hà Nội) thì đề xuất, tại Khoản 4, Điều 12, quy định nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cần bổ sung thêm đối tượng thuộc hộ gia đình người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thu nhập trung bình trở lên được nhà nước hỗ trợ một phần.

 

Đại biểu Đào Văn Bình cũng đề nghị, Điều 13, Khoản 3 không nên quy định hộ gia đình có 100% thành viên tham gia đóng bảo hiểm y tế mới được giảm vì nếu gia đình có 3/3 người và gia đình có 3/6 người đóng bảo hiểm y tế thì sẽ hưởng mức độ giảm trừ khác nhau, như vậy thiệt thòi cho gia đình có đông người.

 

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Việt Phương (Tuyên Quang) đề nghị bổ sung thêm đối tượng là người dân tộc Kinh sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, không thuộc đối tượng được cấp hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế như trong quy định của dự thảo luật.

 

"Trên thực tế, qua giám sát thấy ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người Kinh sống ở đây trở thành người thiểu số, trong cùng một môi trường về văn hóa, kinh tế khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số ở đó, thậm chí họ còn có phần khó khăn hơn vì bất đồng về ngôn ngữ và thiếu những người thân ruột thịt. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc khảo sát, tính toán bổ sung đối tượng này được hưởng hỗ trợ của nhà nước về bảo hiểm y tế, góp phần xóa đói giảm nghèo".

 

Đại biểu Chu Đức Quang (Lạng Sơn) thì cho rằng, quy định "hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc tạm trú và sống trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn" là không phù hợp với Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật cư trú năm 2006.

 

"Điều 106 Bộ luật dân sự quy định "hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này. Điều 15 của Luật cư trú quy định "vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận". Như vậy, cả hai điều luật này đều không quy định về điều kiện hộ gia đình phải sống trên một địa bàn xã, phường, thị trấn" - đai biểu Chu Đức Quang phân tích.

 

Riêng đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) sau khi nghiên cứu Dự thảo đã nhận thấy, Dự thảo có quy định về nhóm tự đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, nhưng chỉ cho đối tượng lao động tự do mà chưa có quy định vào cơ chế tham gia bảo hiểm y tế của thân nhân người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp, trong khi đây là nhóm đối tượng tương đối lớn, tính khả thi khi bắt buộc tham gia cao.

Xuân Hưng

Từ khoá: người dân tham gia bảo hiểm người thứ ba bão lao động người tham gia bảo hiểm khó khăn người nông dân quy định gia nhà nước kinh tế khám chữa bệnh dự thảo đồng bảo hiểm bảo hiểm nông thôn mua bảo hiểm đăng ký bảo hiểm người lao động bắt buộc gia đình

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Phúc thẩm nghi án hiện trường bảo hiểm giả

(ĐTCK) Chiều ngày 25/11, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện đòi bồi thường bảo hiểm giữa khách hàng Đặng Công Hiền (Tiên Du, Bắc Ninh) và TCT Bảo hiểm Bảo Việt.

    >> Tranh chấp bồi thường Bảo hiểm Bảo Việt: Tòa chia trách nhiệm 70:30

    >> Có hay không hành vi trục lợi bảo hiểm?

    Nhìn lại diễn biến vụ việc, theo hồ sơ ngày 29/6/2012,ông Đặng Công Hiền mua bảo hiểm xe cơ giới cho chiếc Toyota Camry mới 100% tại Công ty Bảo Việt Hà Nội (công ty con của Bảo hiểm Bảo Việt). Chỉ sau đó hai ngày, vào khoảng 21h ngày 1/7/2012, khi từ nhà bạn ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) về, lúc đưa xe vào nơi đỗ xe, do trời mưa to và đêm khuya ông Hiền đã dẫm nhầm chân phanh sang chân ga nên xe đâm vào bức tường nhà điều hành của Công ty Nam Đạt.

    Ông Hiền đã báo ngay cho Công an huyện Tiên Du và Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên do vụ tai nạn xảy ra trong khu vực không nằm trên đường giao thông, chỉ gây thiệt hại tài sản cho công ty của ông Hiền. Vì vậy, Công an huyện Tiên Du không khám nghiệm hiện trường.

    Khoảng 22h cùng ngày, Bảo Việt Bắc Ninh đã xuống để xác nhận, chụp ảnh hiện trường, lập hồ sơ tai nạn, giám định thiệt hại sơ bộ và đề nghị ông Hiền đưa xe đi giám định chi tiết, sửa chữa.

    Trong quá trình giải quyết, Bảo Việt Hà Nội nhận thấy tai nạn không xảy ra như khách hàng khai báo nên từ chối bồi thường. Không chấp nhận, ông Hiền đã khiếu nại và cuối cùng đệ đơn khởi kiện lên TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đề nghị Tòa án buộc Bảo hiểm Bảo Việt phải bồi thường 176 triệu đồng thiệt hại thực tế.

    Các đương sự đều thừa nhận việc mua bảo hiểm. Vấn đề chỉ là liệu tổn thất của chiếc xe Camry có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không. Đáng chú ý, trong vụ án này, đã có 2 kết luận giám định của cơ quan chức năng gồm: Kết luận giám định của Viện KHHS (Bộ Công An) được ban hành trước khi ông Hiền khởi kiện; Kết luận giám định của Viện KHHS (Bộ Quốc phòng) do TAND quận Hoàn Kiếm trưng cầu giám định. Cả hai kết luận đều khẳng định dấu vết trên xe và dấu vết trên bức tường không phù hợp.

    Tại bản án sơ thẩm, HĐXX nhận định cả hai bên đương sự đều có lỗi, hiện trường vụ án không khớp với dấu vết trên xe là có một phần lỗi của ông Hiền. Phía Bảo hiểm Bảo Việt cũng có lỗi như bán bảo hiểm không đúng quy trình, chưa có kết luận giám định đã ra quyết định từ chối bồi thường... Do đó, HĐXX nhận định cả 2 bên cùng có lỗi và phải cùng chịu thiệt hại theo tỷ lệ 70:30, theo đó Bảo Việt chịu 70% thiệt hại, ông Hiền chịu 30% thiệt hại.

    Không chấp nhận bản án, Bảo hiểm Bảo Việt đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án vì cho rằng bản án không khách quan, không xem xét đúng bản chất vụ án là không có tai nạn xảy ra như ông Hiền khai báo cũng như các kết luận giám định của 2 cơ quan chức năng. Trong phiên phúc thẩm HĐXX thẩm vấn, xem xét lại các chứng cứ tình tiết của vụ án và sẽ có phán quyết.

Từ khoá: giám định giám định thiệt hại mua bảo hiểm mua bảo hiểm xe bảo hiểm xe công ty bảo việt từ chối bồi thường phạm vi bảo hiểm bão vi bảo hiểm thiệt hại bảo hiểm bảo việt bảo hiểm công an tai nạn bảo việt trục lợi bảo hiểm bồi thường bồi thường bảo hiểm công ty bán bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới thiệt hại thực tế

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Nhiều doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông trả cổ tức

MCP, SED, PVI, HOT, LCS, DRL, HAD, HTC, ONE, HGM, LCD, GDT, HHC, APC, GMD và GIL thông báo chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức.

* Ngày 13/12/2013, Công ty Cổ phần In và bao bì Mỹ Châu (mã MCP-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 22/11/2013.

* Ngày 23/12/2013, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam (mãSED-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2013 với tỷ lệ 18%/cổ phiếu (1 cổ phần được nhận 1.800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 22/11/2013.

* Ngày 21/2/2014, Công ty Cổ phần PVI (mã PVI-HNX) trả cổ tức bằng tiền còn lại năm 2012 với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 22/11/2013.

* Ngày 10/12/2013, Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hội An (mã HOT-HOSE) trả cổ tức đợt 1/2013 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 25/11/2013.

* Ngày 27/12/2013, Công ty Cổ phần Licogi 166 (mã LCS-HNX) trả cổ tức bằng tiền năm 2012 với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 25/11/2013.

* Ngày 18/12/2013, Công ty Cổ phần Thủy điện - điện lực 3 (mã DRL-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 bằng tiền với tỷ lệ 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 26/11/2013.

* Ngày 13/12/2013, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2013 với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 26/11/2013.

* Ngày 16/12/2013, Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn (mã HTC-HNX) trả cổ tức bằng tiền đợt 1/2013 với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 27/11/2013.

* Ngày 16/12/2013, Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 (mã ONE-HNX) trả cổ tức bằng tiền đợt 1/2012 với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 13/12/2013, Công ty Cổ phần Cơ khí và khoáng sản Hà Giang (mã HGM-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2013 với tỷ lệ 25%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 9/12/2013, Công ty Cổ phần Lilama Thí nghiệm cơ điện (mã LCD-HNX) trả cổ tức bằng tiền đợt 2/2012 với tỷ lệ 3%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 300 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013

* Ngày 11/12/2013, Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (mã GDT-HOSE) tạm ứng cổ tức đợt 2/2013 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 25/12/2013, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (mã HHC-HNX) tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2013 với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 19/12/2013, Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú (mã APC-HOSE) thanh toán cổ tức đợt còn lại của năm 2011 bằng tiền với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 26/12/2013, Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển (mã GMD-HOSE) thanh toán cổ tức tiền mặt năm 2012 với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

* Ngày 12/12/2013, Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã GIL-HOSE) thanh toán cổ tức năm 2013 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng: 28/11/2013.

Từ khoá: thanh toán tạm ứng cổ phần công ty cổ phần công ty cổ phiếu

Đơn giản hóa 3.921 thủ tục hành chính

(HNM) - Chiều 22-11, Bộ Tư pháp làm việc với các bộ, ngành về tình hình, kết quả thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) theo các nghị quyết của Chính phủ.

Tính đến ngày 20-11-2013, các bộ, ngành đã hoàn thành việc đơn giản hóa 3.921/4.751 TTHC đã được Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa, đạt 82,5%. Một số bộ, ngành đạt tỷ lệ 100% là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ. Còn 830 TTHC chưa hoàn thành thực thi (chiếm 17,5%) được quy định tại 117 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan. Số TTHC chưa hoàn thành thực thi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, đơn vị: Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...

Bên cạnh kết quả đạt được, tiến độ thực thi phương án đơn giản hóa TTHC tại một số bộ, ngành còn chậm nên người dân và doanh nghiệp chưa được thụ hưởng toàn bộ những kết quả cải cách và vẫn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện TTHC.

Từ khoá: bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội việt nam chính phủ văn bản quy phạm pháp luật kết quả đầu tư bảo hiểm thủ tục hành chính

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Một số điều kiện thương mại trong Incoterms 2010

(DĐDN) - Incoterms (International Commerce Terms) ra đời lần đầu vào năm 1936 và đã trở thành nguồn luật quan trọng điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Incoterms là bộ quy tắc thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và được sử dụng rộng rãi. Incoterms trải qua 8 phiên bản và phiên bản mới nhất là Incoterms 2010, bao gồm 11 điều kiện thương mại và chia thành 2 nhóm: các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DPP) và các điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và đường thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF).

So với Incoterms 2000, Incoterms 2010 không chỉ được khuyến cáo áp dụng trong quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế mà còn trong thương mại nội địa và các khu ngoại quan.

Ngoải ra, Incoterms 2010 đã loại bỏ những điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm vào 2 điều kiện DAP và DAT. Tuy nhiên, Incoterms phiên bản sau không loại bỏ hiệu lực các phiên bản trước đó. Các bên trong hợp đồng hoàn toàn có thể thỏa thuận sử dụng các điều kiện trong Incoterms 2000, 1990 hay 1980,... nhưng phải ghi rõ là phiên bản năm nào, nếu trong hợp đồng không ghi rõ thì sẽ được ngầm hiểu là áp dụng bản Incoterms mới nhất.

Trên thực tế, các điều kiện thường được sử dụng là EXW, FOB và CIF.

Điều kiện EXW (Ex Work): đây là điều kiện quy định trách nhiệm tối thiểu của người bán đối với hàng hóa, người bán chỉ có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho người mua tại xưởng. Tất cả các trách nhiệm còn lại bao gồm bốc dỡ hàng hóa, làm thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa, rủi ro và các phí phát sinh sau khi nhận hàng đều thuộc về người mua. Người mua nên cân nhắc khả năng vận tải và hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại nơi mua hàng nếu muốn áp dụng điều kiện này.

Điều kiện FOB (Free On Board): FOB truyền thống quy định rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đã đi qua lan can tàu, tuy nhiên điều khoản này không còn hợp lý trên thực tiễn nên Incoterms 2010 đã có sự thay đổi. Theo Incoterms 2010, hàng hóa được xem là đã giao và rủi ro được chuyển từ bên bán cho bên mua khi hàng đã xếp lên boong tàu tại cảng xếp hàng quy định. Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được xếp lên tàu, bao gồm: làm thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng đến cảng xếp hàng, xếp hàng hóa lên tàu. Người mua có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa và các công việc sau đó.

Điều kiện CIF (Cost Insurance and Freight):tương tự như FOB, rủi ro được chuyển cho người mua khi hàng hóa đã xếp lên boong tàu. Tuy nhiên, so với FOB thì người bán phải chịu thêm chi phí mua bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng và bốc dỡ hàng hóa.

Tương ứng với các mức trách nhiệm và chi phí cấu thành, giá hàng hóa theo điều kiện EXW là thấp nhất, tiếp theo là FOB và cao nhất là CIF. Để lựa chọn điều kiện áp dụng phù hợp, các bên cần cân nhắc kĩ khả năng vận tải và lợi nhuận có thể đạt được.

Công ty luật PLF

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: bão quốc tế mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển xuất khẩu thủ tục bảo hiểm hàng hóa vận chuyển hàng hóa trách nhiệm mức trách nhiệm

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

TRG cung ứng giải pháp tài chính toàn diện cho Phú Hưng Life

(DĐDN) - Ngày 20/11/2013, Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Phú Hưng (Phu Hung Life) và Công ty TRG International (TRG) đã ký kết hợp đồng hợp tác về việc cung ứng giải pháp tài chính toàn diện cho Phu Hung Life.

Đại diện Phu Hung Life và TRG ký hợp đồng hợp tác cung ứng giải pháp tài chính toàn diện cho Phu Hung Life dưới sự góp mặt của Ban Tổng giám đốc, các chuyên gia tư vấn và đội ngũ hỗ trợ từ hai bên.

Theo thỏa thuận, TRG sẽ cung cấp giải pháp và dịch vụ triển khai phần mềm quản lý tài chính toàn diện Infor SunSystems phiên bản 6 cho Phu Hung Life. Giải pháp này hỗ trợ việc tuân thủ cả chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS lẫn chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS. Đồng thời, giải pháp Infor SunSystems còn cung cấp các tính năng giúp đáp ứng các yêu cầu đặc trưng về quản lý tài chính cho ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam cũng như đáp ứng các yêu cầu về việc lập báo cáo quản trị và phân tích cho Phu Hung Life. Bên cạnh việc thiết kế, cài đặt và triển khai, TRG sẽ đào tạo, hỗ trợ sử dụng và bảo trì hệ thống cho Phu Hung Life.

Ông Bimal Balasingham - Giám đốc Phu Hung Life cho biết: "Chúng tôi chọn TRG làm đối tác tư vấn và triển khai dự án này vì tính chuyên nghiệp và bề dày kinh nghiệm của TRG trong việc tư vấn triển khai giải pháp tài chính được minh chứng trong gần 20 năm qua. Chúng tôi tin rằng TRG có thể giúp chúng tôi đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất và tăng trưởng tại thị trường Việt Nam".

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Rick Yvanovich - nhà sáng lập kiêm CEO của TRG cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được Phu Hung Life chọn làm đối tác cung cấp giải pháp tài chính toàn diện. Điều này một lần nữa khẳng định TRG là đối tác đáng tin cậy cho các công ty bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này, chúng tôi luôn hướng đến việc hỗ trợ Phu Hung Life thành công hơn nữa thông qua việc chia sẻ các phương pháp thực hành tốt nhất giúp giải tỏa áp lực vận hành. Nhờ đó, Phu Hung Life có thể tập trung tối đa vào hoạt động cốt lõi của mình trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, sản phẩm và các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ giúp đem đến nguồn tài chính vững chắc trong tương lai cho các gia đình và doanh nghiệp tại Việt Nam".

Doãn Hiền

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: việt nam tổng giám đốc dịch vụ bảo hiểm nhân thọ ngành bảo hiểm nhân thọ bão dịch vụ giải pháp quản lý tài chính cung cấp vụ bảo hiểm bảo hiểm dịch vụ bảo hiểm đối tác tài chính giải pháp tài chính phú hưng thị trường việt nam ngành bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ triển khai nhân thọ

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

10 tháng, MIC đạt 678 tỷ đồng doanh thu

(ĐTCK) Tin từ Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC), 10 tháng đầu năm, tổng doanh thu của MIC đạt 678 tỷ đồng, bằng 104% so với kế hoạch, tăng 53,4% so với cùng kỳ.

    Lợi nhuận đạt 82% kế hoạch; trong đó doanh thu bảo hiểm gốc tăng trưởng hơn 50%, doanh thu tái bảo hiểm tăng 30%, hoạt động đầu tư tăng 25%.

    Một số đơn vị hoàn thành kế hoạch cao như MIC TP. HCM hoàn thành 123,41%, MIC Quốc phòng An ninh hoàn thành 129,75%, MIC Thăng Long hoàn thành 109,09% kế hoạch...

    Năm 2013, do nhiều yếu tố, toàn ngành bảo hiểm dự kiến chỉ đạt mức tăng trưởng 8%, nhiều DN bảo hiểm không hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận do phải bồi thường nhiều vụ cháy, nổ, thiên tai lớn, hoạt động đầu tư tài chính bị giảm sút do lãi suất giảm mạnh, bất động sản đóng băng...

    Trong bối cảnh đó, MIC đã chủ trương tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, tạo niềm tin để giữ chân và phát triển khách hàng.

    >>MIC thêm sức mạnh để vươn lên vị trí dẫn đầu

    >>MIC Invest ký hợp tác toàn diện với MT

    >>MIC cán mốc doanh thu 615 tỷ đồng

Từ khoá: doanh thu kế hoạch mic doanh thu bảo hiểm chất lượng dịch vụ đầu tư tài chính bảo hiểm gốc ngành bảo hiểm bảo hiểm nâng cao chất lượng bất động sản doanh thu bảo hiểm gốc bảo hiểm quân đội tái bảo hiểm bão

Bảo hiểm nhân thọ, hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân của siêu bão

 Thẩm mỹ Hàn Quốc

Trận lũ lịch sử vừa đi qua nhưng hậu quả nặng nề của nó vẫn để lại nhiều đau thương và mất mát lớn cho người dân miền Trung.

 

Nhiều tổ chức, đoàn thể đã chung tay cùng hỗ trợ các nạn nhân, trong đó kể đến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã kịp thời thực hiện chi trả quyền lợi cho các khách hàng là nạn nhân xấu số trong cơn bão Hải Yến. Chị Nguyễn Thị Hồng Sen (sinh năm 1986), phóng viên Đài truyền hình huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã không may qua đời trong khi tác nghiệp về cơn lũ. Chị ra đi để lại đứa con trai chưa đầy 03 tuổi và gia đình vẫn đang chống trọi từng ngày sau sự tàn khốc của thiên nhiên.

Ngay khi nhận được tin khách hàng tử vong, Bảo Việt Nhân thọ đã kịp thời triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm cần thiết để tiến hành chi trả và bảo đảm quyền lợi cho gia đình chị Sen. Ngày 18/11/2013, cán bộ BVNT đã trực tiếp đến thăm tận nhà chị Sen và cam kết sẽ bảo đảm quyền lợi bảo hiểm cho con trai chị là cháu Trần Chí Khanh đến khi 18 tuổi cùng với suất học bổng An Sinh Giáo dục 2.000.000đ hàng năm để giúp cháu trang trải chi phí học hành. Số tiền bảo hiểm và sự cam kết hơn 70 triệu đồng tuy không lớn nhưng phần nào giúp bù đắp những mất mát ngay tức thì cho gia đình chị Sen trước những khó khăn bộn bề.

 

Cùng ngày, các cán bộ Bảo Việt Nhân thọ Quảng Ngãi cũng đến thăm và chi trả số tiền bảo hiểm 20 triệu đồng cho anh Phùng Quốc Liêm (sinh năm 1966) sau khi biết tin anh tử vong do ngã khi tránh bão. Các Công ty Bảo Việt Nhân thọ tại các vùng gặp thiên tai đang ra sức tiếp cận và giúp đỡ các khách hàng không may gặp rủi ro sau cơn bão để cùng, đồng hành vượt qua giai đoạn khó khăn và đau thương.

P.V

Từ khoá: bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp bảo hiểm tiền bảo hiểm công ty bảo việt quyền lợi nhân thọ gia bão bảo việt gia đình bảo hiểm số tiền bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm quyền lợi bảo hiểm vụ bảo hiểm bảo việt nhân thọ khách hàng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Big Brother: Trò vui nguy hiểm

PN - Sau ba tập phát sóng nhàm chán với việc 12 con người đi qua đi lại trên màn hình chỉ ăn, ngủ, đùa trong sự cảnh giác cao độ với máy quay, pha một chút "diễn"..., chương trình Người giấu mặt đã bước vào những tập tiếp theo với nhiều hài hước và kịch tính hơn. Tuy nhiên, những kịch tính từ xung đột trong sinh hoạt hàng ngày đó chỉ kích thích sự hiếu kỳ của khán giả, chưa cho thấy một ý nghĩa nào khác.

Một khán giả trên một diễn đàn mạng đã khái quát sau khi xem xong tập ba: một kẻ rảnh rỗi ngồi xem những kẻ rảnh rỗi khác. Không giống những chương trình truyền hình thực tế khác, chương trình Big Brother không khai thác tài năng ở một lĩnh vực nào đó, mà chỉ là cho khán giả được quan sát diễn biến tâm lý của 12 con người xa lạ trong 65 ngày - một trò gọi là vô bổ cũng không sai.

Thế nhưng, về phía thí sinh (TS), đó lại là một trò vui nguy hiểm, khi những điều riêng tư vốn chỉ có thể chia sẻ cho những người thân lại được phơi bày trước hàng triệu người xem. Bỏ qua những câu chuyện riêng tư thuộc về giới tính và bản năng (mà phiên bản các nước luôn luôn có, khiến Big Brother trở thành chương trình đứng đầu về scandal), những câu chuyện cá nhân khác cũng có thể mang lại nhiều phiền toái. Đơn cử như TS Bảo Ngọc, khi nói ra bí mật mà cô luôn giấu kín là vợ chồng anh chị đã ly hôn ở tập năm (phát sóng tối 16/11/2013), cô cũng cho biết nếu thông tin này được phát sóng, chuyện này không còn là chuyện của cô nữa mà là vấn đề của cả dòng họ cô, thậm chí còn ảnh hưởng đến con của anh chị... Nhưng, chuyện đã được phát sóng. Hay với Hoài Sơn, những đoạn anh nói về mình như "ở cuộc sống ngoài kia, bước ra đường tôi luôn biết cách tạo cho mình một cái mặt nạ..." cũng được phơi bày.

Một cảnh quay sinh hoạt của thí sinh trong ngôi nhà chung

Sự nguy hiểm không chỉ nằm ở chỗ những gì riêng tư nhất hay những góc xấu xí nhất của mỗi người bị phát lộ, mà còn ở chỗ họ hoàn toàn không thể biết được điều gì, tác hại nào diễn ra cho mình sau sự phơi bày đó. Mô hình ngôi nhà chung có trong rất nhiều chương trình truyền hình thực tế, nhưng hầu hết chương trình đều chỉ phát sóng khi TS đã về nhà và mỗi ngày có thể theo dõi diễn biến của dư luận dành cho phần thể hiện của mình. Điều đó khiến TS không bị sốc đột ngột. Còn với Big Brother, ngày hôm trước ghi hình, ngày hôm sau phát sóng. Không TS nào biết được mình đang vào vai gì, "ác" hay "thiện" trước mắt mọi người. Và, sau 65 ngày (với các nước khác là 100 ngày) bước ra khỏi cánh cửa ngôi nhà chung, khó tránh TS không bị sốc khi bỗng dưng nhận cả "núi gạch đá" hoặc được yêu thích quá mức tưởng tượng. Đó cũng là lý do mà format này luôn có một đội ngũ chuyên viên tâm lý túc trực 24/24, đặc biệt là trước khi mỗi TS bước ra khỏi ngôi nhà chung. Vấn đề là, trước khi dấn thân vào cuộc chơi này, bao nhiêu TS ý thức được tất cả những điều đó?

Chỉ vài tập đầu tiên, nên "vai" của các TS vẫn chưa rõ ràng. Hiện tại, nhận được nhiều lời bình phẩm ác ý nhất của cộng đồng mạng là TS Bảo Ngọc và Quỳnh Trang. Sức nặng của dư luận sẽ tác động mạnh đến cuộc sống thực là điều chắc chắn. Đó cũng là lý do mà ở nhiều nước, Big Brother cũng là chương trình được tìm đến của các nhân vật không có tài năng nhưng muốn nổi tiếng. Chỉ có điều, tại Việt Nam, dù muốn hay không thì nổi tiếng theo kiểu tai tiếng cũng là một cách chẳng mấy ngọt ngào.

 Vũ Minh

Từ khoá: gia

Lộ diện khách hàng PTI trúng dàn âm thanh "khủng"

Bao-hiem.jpg
Mạng lưới của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - VietnamPost là 1 trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô của PTI.

ICTnews - Theo kết quả quay thưởng chương trình "Bảo hiểm ô tô - Zinh về nhà hát" của PTI, giải Đặc biệt gồm bộ dàn âm thanh 3D Bluray cùng tivi Samsung Led 3D 55'' trị giá khoảng 100 triệu đồng đã thuộc về Công ty CP Vận tải Habeco (Hà Nội).

>> Cùng PTI "Mua bảo hiểm ô tô - Zinh về nhà hát"/ Bảo hiểm Bưu điện lọt Top 100 "Tin & Dùng 2013"/ Bảo hiểm Bưu điện ra sản phẩm bảo hiểm mới M-Auto.

Lễ quay thưởng chương trình khuyến mãi "Bảo hiểm ô tô - Zinh về nhà hát" vừa được Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tổ chức tại Bưu điện Hà Nội, số 75 Đinh Tiên Hoàng, với sự tham dự của đại diện Cục xúc tiến thương mại cùng hơn 50 khách hàng.

Với hình thức quay thưởng bằng phần mềm điện tử đã được kiểm định, 57 khách hàng may mắn nhất chương trình đã được xác định, trong đó có: 50 khách hàng trúng giải Khuyến khích, mỗi giải 1 ô cầm tay cao cấp; 3 khách hàng trúng giải Nhất, mỗi giải 1 máy nghe nhạc Ipod Nano Gen 7; 2 khách hàng trúng giải Nhì, mỗi giải 1 chiếc Samsung Galaxy Note 8 và 1 khách hàng trúng giải Nhất là bộ dàn âm thanh 3D Bluray.

Đặc biệt, số seri "13K 130147547" đã mang về cho Công ty vận tải Habeco tại Hà Nội giải Đặc biệt duy nhất của chương trình gồm 1 tivi Samsung Led 3D 55" cùng 1 bộ dàn âm thanh 3D Bluray, có tổng giá trị khoảng 100 triệu đồng.

Là chương trình khuyến mãi dành cho các khách hàng mua bảo hiểm vật chất ô tô tại tất cả các kênh phân phối của PTI trên toàn quốc bao gồm mua trực tiếp tại PTI, qua mạng lưới Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) hoặc qua kênh ngân hàng, "Bảo hiểm ô tô - Zing về nhà hát" được PTI triển khai từ từ 24/7/2013 đến 21/10/2013. Chương trình đã thu hút được hơn 7.000 khách hàng trên toàn quốc tham gia. Lễ trao thưởng chương trình khuyến mãi "Bảo hiểm ô tô - Zing về nhà hát" của PTI dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 11/2013.

Theo PTI, tính đến hết tháng 9/2013, tổng doanh thu bảo hiểm của PTI đạt 1.079 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch năm, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt gần 600 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ.  Dự kiến đến cuối năm 2013, PTI đạt 1.523 tỷ đồng doanh thu,  tăng trưởng 3% so với năm 2012. Riêng về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, PTI đang giữ vị trí thứ 3 trên thị trường, chiếm khoảng 12% thị phần.

VA

Từ khoá: bảo hiểm xe cơ giới hãng bảo hiểm bão vật chất xe bảo hiểm bưu điện pti mua bảo hiểm bảo hiểm xe khách hàng mua bảo hiểm bảo hiểm vật chất xe kênh phân phối khuyến mãi doanh thu công ty nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới bưu điện xúc tiến thương mại bảo hiểm chương trình bảo hiểm bảo hiểm xe cộ doanh thu bảo hiểm công ty vận tải chương trình khuyến mại bảo hiểm vật chất khách hàng sản phẩm bảo hiểm mua bảo hiểm vật chất phân phối sản phẩm bảo hiểm công ty bưu điện kênh phân phối sản phẩm vụ bảo hiểm

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Bảo hiểm y tế toàn dân: Sẽ khó thành công nếu không có biện pháp chế tài

(CATP) Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện vẫn còn khoảng 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, nhóm những người tham gia tự nguyện chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 22%. Do đó, cần phải có chế tài bắt buộc tham gia BHYT để đảm bảo sự chia sẻ giữa các đối tượng tham gia. Theo dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang trình Quốc Hội thì từ năm 2014, Nhà nước sẽ tạo cơ chế để áp dụng nguyên tắc bắt buộc tham gia BHYT.

 

Tham gia BHYT giúp chia sẻ rủi ro về gánh nặng y tế của mỗi người dân

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012 do Bộ Y tế phối hợp với nhóm đối tác y tế (HPG) thực hiện cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãn tính đang có xu hướng tăng do nguyên nhân từ quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa và các yếu tố nguy cơ do hành vi mang lại như hút thuốc lá, uống rượu, chế độ dinh dưỡng...

Trong đó, đái tháo đường, ung thư có sự gia tăng nhanh chóng. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 100.000 - 150.000 trường hợp ung thư mới phát hiện và 75.000 người trong số đó tử vong, gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông. Đáng ngại là xu hướng này ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc chung của mọi loại ung thư như: ung thư phổi, gan, dạ dày, ung thư miệng vào năm 2000 là 141,6/100.000 nam giới thì năm 2010  là 181,3/100.000 người. Ở nữ giới tỷ lệ này là 134,9/100.000 người.

Tai nạn thương tích, đặc biệt là TNGT cũng gia tăng trong vòng 10 năm trở lại đây và đứng đầu nguyên nhân tử vong tại các bệnh viện hiện nay, bình quân mỗi  ngày có 30 người tử vong và 70 người tàn tật do tai nạn thương tích gây ra, cho thấy gánh nặng về chi phí y tế hiện nay rất lớn.

Luật Bảo hiểm y tế ban hành ngày 14-11-2008 đã góp phần làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT đối với các hộ gia đình nghèo, đồng bào nghèo dân tộc thiểu số, vùng miền núi... Trên thực tế, sau khi Luật BHYT 2008 được ban hành số lượng người tham gia BHYT theo Luật BHYT gia tăng nhanh so với thời điểm trước khi luật BHYT có hiệu lực, chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng được hỗ trợ hoàn toàn mức đóng BHYT như người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng thuộc nhóm chính sách xã hội khác. Ở nhóm đối tượng này, do nhà nước đã đảm bảo ngân sách đóng BHYT nên vấn đề còn lại chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng để đảm bảo sự tham gia BHYT đầy đủ theo quy định.

Với các đối tượng được hỗ trợ một phần mức đóng BHYT như người thuộc hộ gia đình cận nghèo, sự hỗ trợ 50% được xem như còn thấp so với điều kiện kinh tế của họ cùng với vấn đề cùng chi trả và nhận thức về BHYT cũng như trách nhiệm thực hiện luật BHYT, dẫn đến những trở ngại để mở rộng đối tượng tham gia. Với học sinh, sinh viên cũng là đối tượng được hỗ trợ một phần mức đóng nên tỷ lệ tham gia BHYT đạt khá, song chưa đủ vì theo yêu cầu phải có 100% sinh viên, học sinh tham gia BHYT theo quy định của luật.

Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ tham gia thấp do nguyên nhân trực tiếp từ ý thức trách nhiệm trong thực thi pháp luật về lao động, tham gia bảo hiểm xã hội hay BHYT của người sử dụng lao động và người lao động còn rất hạn chế. Trong khi đó, việc áp dụng cơ chế xử phạt chưa đủ mạnh, chưa kiên quyết để có thể khắc phục tình trạng này. 

Việc bao phủ BHYT ở các nhóm đối tượng là thân nhân người lao động, hộ nông dân có mức sống trung bình trở lên cũng gặp nhiều khó khăn do nhận thức của các đối tượng về lợi ích của chính sách BHYT còn hạn chế, chưa có chế tài xử lý khi các đối tượng không tham gia BHYT. Phần lớn họ tham gia BHYT khi thực sự đã có nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh cần điều trị lâu dài và có chi phí lớn. Điều này cho thấy ý thức về trách nhiệm cộng đồng của người tham gia BHYT còn hạn chế, đồng thời cũng phản ánh các quy định hiện hành chưa đủ mạnh để tạo nên sự tham gia ở quy mô lớn hơn để tạo nên sự đóng góp BHYT mang tính chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình hay trong cộng đồng. Được biết, tỷ lệ người lao động trong khu vực doanh nghiệp tham gia BHYT hiện chỉ đạt 50%. Những đối tượng là nông dân, người lao động thuộc khu vực phi chính thức, thân nhân người lao động tự nguyện tham gia BHYT tự nguyện chỉ đạt 22%.

Thực trạng này cho thấy nếu không có chế tài để đảm bảo thực hiện tham gia BHYT bắt buộc thì chỉ những người có bệnh, người ốm yếu mới tham gia mua BHYT và làm mất đi ý nghĩa của việc tham gia BHYT là sự chia sẻ rủi ro giữa những người không có bệnh và người có bệnh, giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

Từ khoá: cộng đồng lao động tử vong trách nhiệm khám chữa bệnh tự nguyện người sử dụng lao động bảo hiểm xã hội nhà nước bảo hiểm chế tài gia đình chi phí tai nạn giao thông luật bảo hiểm bắt buộc gia ung thư quy định hạn chế gia tăng bão tham gia bảo hiểm người lao động tai nạn

Bảo hiểm, kế hoạch nào cho 2014?

(ĐTCK) Không ít DN bảo hiểm chia sẻ, khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2013 không cao. Năm 2014, dự kiến kế hoạch kinh doanh có thể tăng trưởng thấp hơn năm nay.

    Khó khăn trong năm 2013 sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch năm 2014 của các DN bảo hiểm

    Về đích doanh thu

    Ông Tôn Lâm Tùng, Tổng giám đốc Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cho biết, năm 2013, BIC có khả năng vượt kế hoạch doanh thu, nhưng với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, Công ty phấn đấu hoàn thành kế hoạch 121 tỷ đồng (9 tháng đầu năm đạt 97,2 tỷ đồng). Hiện tại, BIC đang hoàn tất thủ tục để mua lại 65% phần vốn góp tại Liên doanh Bảo hiểm Campuchia -Việt Nam (CVI), tham gia 5% vốn góp trong Liên doanh Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife, triển khai định hạng tín nhiệm trước quý II/2014.

    9 tháng đầu năm, Tổng CTCP Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) đạt doanh thu nhận tái bảo hiểm 1.014,8 tỷ đồng, Công ty hướng tới mục tiêu hoàn thành kế hoạch tổng doanh thu năm 2013 là 1.429 tỷ đồng, thậm chí có thể đạt 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nhiều khả năng không đạt, dự kiến chỉ ở mức gần 83 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đề ra là hơn 90 tỷ đồng.

    Theo ông Vũ Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT PVI Re, kết quả đạt được này đã là nỗ lực không nhỏ của Công ty, nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều DN bảo hiểm lớn có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng và thị phần.

    Tổng doanh thu bảo hiểm gốc toàn thị trường trong 9 tháng đầu năm ước đạt 17.450 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2012.

    Trong khi đó, năm 2013 là năm hoạt động thứ hai của PVI Re và Công ty vừa mới hoàn tất cổ phần hóa, thừa kế tất cả các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty TNHH Tái bảo hiểm PVI, với số vốn điều lệ tăng từ 460 tỷ đồng lên 668 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty đạt 1.249,4 tỷ đồng doanh thu và 30,6 tỷ đồng lợi nhuận.

    Với Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (Pjico), 9 tháng đầu năm, Công ty đạt tổng doanh thu (bảo hiểm gốc, tái bảo hiểm, đầu tư) 1.826 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2012, bằng 74% kế hoạch năm. Về lợi nhuận, quý III/2013, Pjico gây ấn tượng khi đạt 36,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lũy kế 9 tháng chỉ đạt 39,5 tỷ đồng, trong khi kế hoạch cả năm là 135 tỷ đồng.

    Một số DN bảo hiểm khác cho hay, khó khăn của thị trường bảo hiểm nói chung, hoạt động đầu tư tài chính nói riêng khiến lợi nhuận năm 2013 khó đạt kế hoạch. Dù lợi nhuận từ mảng bảo hiểm có ổn định thì kết quả lợi nhuận chung cũng không cao. Tuy nhiên, theo các đơn vị trên, kế hoạch trả cổ tức cũng như các chiến lược kinh doanh lớn không bị ảnh hưởng nhiều từ sự sụt giảm các chỉ tiêu này.

    Mặc dù vậy, theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI), chỉ còn một thời gian ngắn nữa là hết năm 2013 đầy khó khăn, thử thách đối với thị trường bảo hiểm, các DN bảo hiểm cần cố gắng vượt qua thách thức, đưa thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức tăng trưởng 8 - 10%, bằng với mục tiêu đề ra ban đầu.

     

    Kế hoạch nào cho 2014?

    Dự báo thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 vẫn chưa hết thách thức, nhưng lãnh đạo AVI cũng dự đoán nhiều khả năng vẫn đặt kế hoạch năm tới bằng với mức đạt được trong năm nay.

    Trao đổi với ĐTCK, Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, năm 2014, ước chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 6,1% so với 2013; tổng doanh thu dự kiến tăng trên 5%, đạt gần 7.000 tỷ đồng; lợi nhuận dự kiến tăng 10%.

    Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của ĐTCK, Ban lãnh đạo PVI Re đã đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2014, với 1.720 tỷ đồng doanh thu và 117 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế là 88 tỷ đồng.

    "Khả năng đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm tới là không dễ", lãnh đạo một DN bảo hiểm chia sẻ.

    Dự báo về triển vọng thị trường trong năm tới, nhiều DN cho rằng, thật khó có thể đưa ra kế hoạch cụ thể khi chưa kết thúc năm tài chính cũ, nhưng nhiều khả năng, tăng trưởng sẽ thấp hơn năm nay. Thực tế, 9 tháng đầu năm, toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới tăng trưởng 6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự kiến 10% cả năm.

    >>BIC "rót" thêm vốn đầu tư vào Lào và Campuchia

    >>Quý 3/2013: Lợi nhuận hợp nhất của BIC đạt trên 97 tỷ đồng

    >>BIC thay thế 3 thành viên Hội đồng quản trị

Từ khoá: đầu tư tài chính phi nhân thọ bảo hiểm phi nhân thọ nhận tái bảo hiểm pvi tăng trưởng công ty kinh doanh thị trường bảo hiểm lợi nhuận bảo hiểm gốc phùng đắc lộc doanh thu phí bảo hiểm doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tổng giám đốc bảo hiểm bảo hiểm pvi bảo hiểm petrolimex phí bảo hiểm gốc bảo hiểm nhân thọ doanh thu bảo hiểm gốc thị trường nhân thọ tái bảo hiểm phí bảo hiểm doanh thu bảo hiểm tổng thư ký vốn điều lệ hiệp hội bảo hiểm việt nam doanh thu phí bảo hiểm gốc bảo hiểm bảo việt hiệp hội bảo hiểm bic bão kế hoạch

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Tóm gọn "siêu trộm" ở Bệnh viện Bạch Mai

VOV.VN -Ban ngày bán mũ bảo hiểm, chạy xe ôm, buổi tối Phương vào bệnh viện để trộm cắp đồ của bệnh nhân và người nhà.

Ngày 14/11, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, tạm giam 2 tháng Đào Văn Phương (38 tuổi, quê Thái Bình) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Phương lên Hà Nội làm nghề xe ôm, rồi chuyển sang bán mũ bảo hiểm ở khu vực Bệnh viện Bạch Mai. Một lần có một người tên Long rủ Phương đi trộm cắp của bệnh nhân và người nhà.

Sau lần trộm đồ thành công, Phương nảy sinh ý định tiếp tục trộm cắp. Từ đó, ban ngày Phương bán mũ bảo hiểm, đi xe ôm, buổi tối vào bệnh viện trộm đồ.

Tên Phương tại cơ quan điều tra

Thủ đoạn của Phương khá ranh mãnh, tối Phương mang chiếu vào bệnh viện nằm ở hành lang bệnh viện, nơi tập trung nhiều người nhà bệnh nhân ngủ.

Đợi khi gia đình người nhà bệnh nhân ngủ say, Phương ra tay lục lọi lấy đồ, tiền của nạn nhân.

Cơ quan công an xác định, Phương gây ra 30 vụ trộm tại bệnh viện. Toàn bộ tài sản lấy được Phương dùng để chi tiêu cá nhân. Công an cũng xác định, Phương đã có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản.

Tên Long- kẻ dẫn dắt Phương vào nghề trộm cắp ở bệnh viện cũng đã bị cơ quan công an bắt ở một vụ án trước đó./.

V.Trần/VOV online

Từ khoá: trộm cắp bảo hiểm cháy bão tài sản bảo hiểm công an bệnh viện bệnh nhân

Cty mẹ phủi trách nhiệm nợ lương công nhân

 Thẩm mỹ Hàn Quốc

> Lãnh đạo bất ổn, người lao động lãnh đủ

> Sếp lương cao, nhân viên 'méo mặt'

TP - Cty HANCORP.2 (xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa) nợ lương, bảo hiểm xã hội của công nhân, song lãnh đạo "Cty mẹ" là Tổng Cty Xây dựng Hà Nội cho rằng không liên quan.

Trụ sở Tổng Cty Xây dựng Hà Nội
Trụ sở Tổng Cty Xây dựng Hà Nội.

Phủi trách nhiệm

Vừa qua, nhà máy gạch K2 Đông Văn đột ngột ngừng hoạt động khiến 150 lao động mất việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của các công nhân thuộc Cty HANCORP.2 (xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa). Ngoài ra, công nhân còn phản ánh họ nộp bảo hiểm đầy đủ nhưng Cty không đóng bảo hiểm xã hội cho họ từ tháng 2/2012 đến nay, với số tiền nợ lên tới 8 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, Cty HANCORP.2 là đơn vị thành viên của Tổng Cty Xây dựng Hà Nội. Phóng viênTiền Phonglàm việc với ông Nghiêm Sỹ Minh, Bí thư Đảng ủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Cty Xây dựng Hà Nội để làm rõ các vấn đề trên.

Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, Cty HANCORP.2 là Cty cổ phần độc lập, không phụ thuộc vào Tổng Cty Xây dựng Hà Nội, Tổng Cty chỉ giữ cổ phần trong đó. Trong nhiều năm qua, Tổng Cty đã hỗ trợ hết sức tích cực cho Cty HANCORP.2, nhưng chỉ hỗ trợ trong khuôn khổ của pháp luật.

Liên quan việc nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, y tế xảy ra tại HANCORP.2, ông Nghiêm Sỹ Minh cho biết có nghe thông tin như vậy, nhưng cụ thể nợ bao nhiêu người, từ khi nào, Tổng Cty không nắm được. Ông Minh tái khẳng định đây là Cty CP không phải của Tổng Cty, nên không thuộc trách nhiệm của Tổng Cty.

Nói không có trách nhiệm, song ông Minh lại khá mâu thuẫn khi nói tiếp: "Tuy nhiên, với trách nhiệm và vì HANCORP.2 mang thương hiệu của Tổng Cty Xây dựng Hà Nội, nên vừa qua chúng tôi và Hội đồng quản trị Cty HANCORP.2 đã thay đổi Tổng giám đốc mới nhằm tổ chức lại công việc cho tốt".

Không thể không liên quan

Về việc ngày 9/9/2013, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) xác minh về việc lãnh đạo Cty CP Bê tông xây dựng Hà Nội đã hạch toán kế toán và báo cáo tài chính chưa đúng với quy định, làm sai lệch kết quả kinh doanh năm 2011, ông Minh cho rằng Cty CP này cũng giống như những Cty CP khác, không phụ thuộc Tổng Cty. Những Cty này chỉ có người đại diện của Tổng Cty quản lý vốn.

"Nguyên nhân khiếu kiện là do hạch toán không đúng làm tăng lãi, giảm lỗ năm 2011 của Cty CP Bê tông xây dựng Hà Nội. Cái này là do hệ thống kế toán làm không đúng nên nội bộ họ kiện lẫn nhau, hiện Thanh tra Bộ Xây dựng đang làm rõ" - ông Minh nói.

Theo tìm hiểu của PV, năm 2005, Tổng Cty Xây dựng Hà Nội trúng thầu gói 4 dự án nhà điều hành sản xuất Cty Điện lực TPHCM trị giá hơn 133 tỷ đồng. Sau đó, Tổng Cty giao cho Cty Bê tông xây dựng Hà Nội thi công nhưng phải trả cho Tổng Cty 1% tổng giá trị hợp đồng gọi là "phí quản lý", khoảng 1,33 tỷ đồng. Như vậy, không thể nói các Cty CP này không liên quan, phụ thuộc Tổng Cty Xây dựng Hà Nội được.

Do có một số sai phạm, công trình trên sau đó bị chủ đầu tư phạt chậm tiến độ, chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Ông Nghiêm Sỹ Minh hiện là Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Xây dựng Hà Nội và 4 đơn vị khác. Ông Minh giãi bày: "Tôi chỉ hưởng lương ở 2 đơn vị, 3 đơn vị khác còn lại tôi không nhận lương. Hiện nay Tổng Cty đang trả cho tôi 34 triệu đồng/ tháng, cộng thêm phụ cấp 1 Cty khoảng 10 triệu đồng/tháng nữa. Như vậy mỗi tháng tôi được khoảng 44 triệu đồng".

MINH ĐỨC

Từ khoá: bão chấm dứt hợp đồng đồng bảo hiểm công nhân hội đồng quản trị bảo hiểm xã hội xây dựng người lao động bảo hiểm trách nhiệm tổng giám đốc

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Bóc trần hành vi "rút ruột" BHXH bằng... phiếu nghỉ ốm (kỳ 2)

Dân Việt >

Thời sự

Bóc trần hành vi "rút ruột" BHXH bằng... phiếu nghỉ ốm (kỳ 2)

4524

Dân Việt - Đại diện Phòng khám Ng.H nói, có người của Cty Freetrend gạ bán danh sách công nhân với giá 10 triệu, nhưng ông đã từ chối. Với danh sách như thế, một số phòng khám có thể sẽ dựa vào để lập hồ sơ khống lấy tiền thanh toán khám BHYT.

  • >> Bóc trần hành vi "rút ruột" BHXH bằng... phiếu nghỉ ốm (kỳ 1)

Kỳ 2: Có sự tiếp tay của nhân viên công ty?

Một nhân viên Công ty TNHH Freetrend thừa nhận đã lập khống một số chứng từ nghỉ ốm để hưởng tiền BHXH phải chi trả. Đồng thời, lợi dụng số lượng công nhân lên đến hàng chục nghìn người tại công ty mình, nhân viên này đã có dấu hiệu tuồn danh sách công nhân kèm thông tin bảo hiểm ra cho các phòng khám.

Tiếp nhận đăng ký khám BHYT tại Phòng khám đa khoa Việt Nguyễn (Dĩ An, Bình Dương). Ảnh: Quốc Ngọc

Tiếp nhận đăng ký khám BHYT tại Phòng khám đa khoa Việt Nguyễn (Dĩ An, Bình Dương). Ảnh: Quốc Ngọc

Khi thấy số phiếu nghỉ ốm tăng bất thường, Công ty TNHH Freetrend (Khu chế xuất Linh Trung 1, Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã tiến hành xác minh chứng từ trong các tháng 9, 10.2013. Qua đó, phát hiện hàng chục trường hợp công nhân chỉ nghỉ phép thông thường nhưng đã được "phù phép" thành nghỉ ốm với đầy đủ các phiếu C65 do Phòng khám đa khoa Việt Nguyễn (Dĩ An, Bình Dương) cấp.

Bán thông tin bảo hiểm của công nhân

Theo thú nhận ban đầu của T.N - nhân viên phụ trách BHXH xưởng FVL, thuộc Phòng Nhân sự Công ty Freetrend - vào tháng 9.2013, do nợ nần kéo dài, quá túng quẫn, cô này đã nghĩ cách chuyển 21 trường hợp công nhân nghỉ phép thông thường thành phép ốm nhằm lấy tiền BHXH.

Phòng khám Việt Nguyễn đã đồng ý cấp khống 21 phiếu C65 để N đưa vào danh sách ốm đau của xưởng. Tổng số tiền mà BHXH phải chi trả cho các trường hợp khống trên là hơn 11,7 triệu đồng.

Thông thường, số tiền trên phải đến tay công nhân có tên trong danh sách nghỉ ốm qua hệ thống ATM. Nhưng N đã "điều nghiên" khá kỹ, khi tất cả 21 trường hợp này đều là người mới vào làm, chưa có tài khoản ngân hàng. Thế là, với cương vị nhân viên phụ trách BHXH của xưởng, N đã đi nhận tiền thay cho họ từ kế toán công ty và chiếm đoạt luôn.

N còn cho biết, cùng với việc lập hồ sơ nghỉ ốm khống, cô còn mang danh sách công nhân của công ty với thông tin về mã thẻ BHYT đến Phòng khám Việt Nguyễn và Phòng khám Ng.H (cũng ở Dĩ An, Bình Dương) đề nghị "hợp tác".

Theo lời N, các đơn vị này đã từ chối. Tuy nhiên, điều này khá trùng hợp với thời điểm mà số phiếu nghỉ ốm của Công ty Freetrend bắt đầu tăng chóng mặt kể từ tháng 9.

N nói không nhớ mình đã đề nghị "hợp tác" gì với các phòng khám(?), nhưng nhận đã cho chép danh sách công nhân vào máy tính của Phòng khám Ng.H. Chúng tôi thắc mắc tại sao chưa thỏa thuận được gì mà đã cho chép dữ liệu, N thở dài: "Bởi vậy em mới ngu, chưa nhận tiền mà đã đưa danh sách cho người ta".

Đại diện Phòng khám Ng.H xác nhận với chúng tôi, có người của Công ty Freetrend gạ bán danh sách công nhân với giá 10 triệu đồng nhưng ông đã từ chối. Theo ông này, với danh sách tên, mã thẻ như thế, một số phòng khám có thể sẽ dựa vào để lập hồ sơ khống lấy tiền thanh toán khám BHYT.

Hiện N và 2 kế toán viên đã đồng ý để N nhận tiền thay cho công nhân đã bị buộc thôi việc. Tuy nhiên, hành vi của N chỉ mới xảy ra hay đã kéo dài từ lâu, còn có sự tiếp tay nào khác hay N chỉ thực hiện một mình và có chắc rằng chỉ có một trường hợp nhân viên công ty làm điều sai trái như N? Chỉ khi nào cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc điều tra, các câu hỏi này mới có thể sáng tỏ và tránh được những thất thoát cho Nhà nước.

Chi nghỉ ốm gần 5 tỷ đồng/tháng

Bà Ngô Lợi Lợi - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Freetrend - cho biết, công ty bà hiện có hơn 22 nghìn công nhân làm việc tại KCX Linh Trung 1, trong đó có khoảng 18 nghìn công nhân nữ.

Trung bình mỗi tháng công ty phải đóng 18 tỷ đồng BHXH theo quy định. Cũng trung bình mỗi tháng, tại đây có khoảng 800 ca thai sản, 6.000 phiếu nghỉ ốm và số tiền mà công ty phải chi cho công nhân nghỉ ốm là khoảng 5 tỷ đồng/tháng. Số tiền này sau mỗi quý sẽ được BHXH TP.HCM thanh toán lại.

Riêng tháng 9 và 10 vừa qua, do có sự tăng gần 1.000 phiếu nghỉ từ Phòng khám Việt Nguyễn như đã nói, nên số phiếu nghỉ của 2 tháng này thành hơn 7.000 phiếu mỗi tháng. Số tiền mà BHXH phải chi cho nghỉ ốm chắc chắn sẽ cao hơn con số 5 tỷ đồng.

Chính bà Lợi cũng cho rằng con số nghỉ ốm trên là khá cao so với các đơn vị của cùng công ty đóng trên địa bàn khác. Ví dụ tại nhà xưởng ở Tiền Giang, có khoảng 14.000 công nhân, mà trung bình mỗi tháng chỉ chừng 1.000 phiếu nghỉ ốm. Theo bà, sở dĩ có sự chênh lệch lớn này là do các cơ sở y tế tại Tiền Giang và Long An (thường là bệnh viện công) cấp phiếu nghỉ ốm rất nghiêm túc, hạn chế được rất nhiều trường hợp giả bệnh để nghỉ.

Còn tại nhà xưởng ở KCX Linh Trung 1, công ty không thể làm gì hơn, phải chấp thuận khi công nhân có phiếu nghỉ ốm do đơn vị y tế cấp.

(Còn nữa)

Từ khoá: công nhân nhân viên thông tin bhxh thanh toán công ty

"Rút ruột" bảo hiểm

PN - Thời gian qua, lợi dụng sự dễ dãi trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, một số cá nhân đã "rút ruột" bảo hiểm bằng chiêu thức tinh vi.

Giấy nghỉ bận thành nghỉ... bệnh!

Chỉ cần đem thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), chứng minh nhân dân, đóng 5.000đ mua sổ khám bệnh đến phòng khám đa khoa Việt Nguyễn (21/6 Quốc lộ 1K, P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một công nhân khỏe mạnh có thể trở thành bệnh nhân để lấy giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) về quyết toán.

Ông N.V.T. chủ phòng khám H... (thị xã Dĩ An, Bình Dương) kể, vừa qua, có một phụ nữ trẻ đến tìm ông, gạ bán danh sách công nhân nghỉ ốm (khoảng 1.000 người/tháng) của Công ty TNHH Freetrend (khu chế xuất Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) kèm theo mã thẻ BHYT với giá 10 triệu đồng, đồng thời yêu cầu phòng khám xuất lại cho cô ta 1.000 giấy chứng nhận nghỉ việc có hưởng chế độ BHXH. Đổi lại, phòng khám có quyền tự kê khai bệnh lý để lấy thuốc từ BHYT.

Theo ông T., do nhận thấy đây là một hành vi "rút ruột" quỹ bảo hiểm nghiêm trọng nên ông không tham gia.

Đáng nói là sau khi danh sách, mã thẻ BHYT của công nhân Công ty Freetrend bị "lộ hàng", đã xuất hiện tình trạng số lượng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do phòng khám Việt Nguyễn cấp cho công nhân Công ty Freetrend tăng đột biến, mỗi tháng xấp xỉ 1.000 giấy. Hầu hết số công nhân đi khám chữa bệnh tại phòng khám Việt Nguyễn đều thuộc diện trái tuyến, bởi phần đông các công nhân này đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế khác quanh khu vực Dĩ An (Bình Dương), Q.Thủ Đức (TP.HCM).

Nhân viên phòng nhân sự Công ty TNHH Freetrend đang trao đổi với PV Báo Phụ Nữ

Từ bất thường đó, qua kiểm tra ban đầu, lãnh đạo Công ty Freetrend đã phát hiện, T.T.N. (cô gái đã gạ bán danh sách cho ông T.), nhân viên phòng nhân sự của công ty đã lợi dụng kẽ hở để lập hồ sơ nghỉ bệnh khống nhằm rút ruột quỹ BHXH. Do phụ trách vấn đề bảo hiểm của công ty, khi thấy trong danh sách công nhân nghỉ bệnh của tháng Chín và Mười có 21 công nhân nghỉ việc với lý do bận việc gia đình nên T.T.N. đã đi "xin" 21 giấy nghỉ việc hưởng chế độ BHXH từ phòng khám Việt Nguyễn, sau đó về biến hồ sơ nghỉ bận của 21 công nhân trên thành nghỉ bệnh, để lấy tiền từ BHXH. Tổng số tiền chi trả cho 21 trường hợp này là hơn 11 triệu đồng.

Thử tìm phòng khám Việt Nguyễn để xin giấy C-65 (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH), chúng tôi được một "bệnh nhân" bỏ nhỏ: cứ trình thẻ BHYT và chứng minh nhân dân, mua sổ khám bệnh, rồi khai đại một bệnh nào đó là được khám. "Khám xong là có giấy nghỉ!", bệnh nhân này khẳng định. Chúng tôi làm theo và quả nhiên sau khi khám, bác sĩ hỏi chúng tôi muốn nghỉ mấy ngày để làm đề xuất (!). Sau đó, chúng tôi nhận thuốc, đóng tiền đồng chi trả với BHYT nhưng không phải ký vào bất kỳ giấy tờ nào. Những bệnh nhân khác cũng "thoải mái" như vậy.

Lý giải việc cấp giấy C-65 quá dễ dãi, bà Nguyễn Huyền Cơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH phòng khám đa khoa Việt Nguyễn cho biết, đã nhắc nhở các bác sĩ phòng khám phải cấp giấy đúng quy định nhiều lần, nhưng do bác sĩ "du di" cho công nhân...

Về 21 trường hợp nghỉ bận nhưng lại có giấy nghỉ bệnh của phòng khám Việt Nguyễn, bà Nguyễn Huyền Cơ khẳng định là không có chuyện cấp giấy C-65 khống.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại phòng khám Việt Nguyễn là khoảng 2.000 thẻ BHYT. Thời gian qua, BHXH Bình Dương đã cấp nhiều đợt giấy C-65 cho phòng khám Việt Nguyễn. Cụ thể, tháng 2/2013 cấp 2.000 tờ (20 cuốn) C-65. Tháng 4/2013 là 2.000 tờ (20 cuốn), nhưng trong các tháng Sáu, Tám, Mười mỗi lần đã cấp lên 3.000 tờ (30 cuốn). Đáng nói là, BHXH Bình Dương vẫn chưa tính được mỗi tháng phòng khám Việt Nguyễn sử dụng bao nhiêu giấy C-65. Khi chúng tôi đề nghị cho biết thông tin về số thẻ và số tiền thanh toán tại phòng khám Việt Nguyễn để làm rõ vấn đề thì lãnh đạo BHXH Bình Dương cho "đó là bí mật".

Khó quản hay làm ngơ?

Bà Ngô Lợi Lợi, phụ trách nhân sự Công ty Freetrend cho biết, số lượng công nhân nghỉ việc có giấy C-65 tại Công ty Freetrend rất cao. Công ty có gần 23.000 công nhân nhưng mỗi tháng phòng nhân sự nhận được từ 5.000 đến 7.000 giấy nghỉ, chiếm tỷ lệ khoảng 25% đến 30%. Dù cũng thấy bất thường nhưng đúng luật thì phải giải quyết.

Tình trạng này đã gây thiệt thòi cho công ty vì phải ứng tiền để chi trả chế độ nghỉ ốm đau, thai sản cho công nhân gần năm tỷ đồng/tháng, sau đó mới thu lại từ BHXH. Đó là chưa kể số tiền mà BHXH phải chi trả cho phòng khám để cấp thuốc cho bệnh nhân. Trong quá trình thu hồi từ BHXH, nếu có những hồ sơ không được duyệt xem như mình bị lỗ. Chưa kể, công nhân nghỉ theo chế độ ốm đau nhiều thì cũng gây khó khăn đến hoạt động sản xuất.

Bà Ngô Lợi Lợi cho rằng, chính sự lỏng lẻo trong quản lý giấy C-65 là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên trong công ty tìm cách lấy cắp dữ liệu tuồn ra ngoài. Đây chỉ là hành vi của cá nhân nhưng cũng làm ảnh hưởng đến công ty. Ở bệnh viện công, việc cấp giấy C-65 hết sức chặt chẽ, không phải công nhân muốn nghỉ là nghỉ, không có bệnh là dứt khoát không được cấp giấy. Còn ở phòng khám tư thì...

Một cán bộ BHXH cho biết, hiện việc cấp giấy C-65 tại phòng khám tư nhân quá dễ dãi, cứ vào khám, xin giấy, là được cấp... theo yêu cầu. Phải có quy định bệnh nào được nghỉ, nghỉ bao nhiêu ngày... để cấp giấy đúng.

Ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương thừa nhận, với những thông tin trên, rõ ràng là có sự dễ dãi trong việc cấp giấy C-65, gây thất thoát quỹ bảo hiểm và ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, đây không phải là vấn đề riêng của phòng khám Việt Nguyễn mà cần xem lại các cơ sở khác. "Trước tình trạng lạm dụng giấy nghỉ ốm, chúng tôi sẽ quyết liệt kiểm tra ngăn chặn, xem xét trách nhiệm của người được phân công giám định BHYT tại phòng khám. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần nghiêm túc ngăn chặn việc cấp C-65 bừa bãi làm ảnh hưởng đến quỹ BHXH và doanh nghiệp" - ông Phong cho biết.

Theo ông Phạm Việt Tiến, Trưởng phòng BHXH TP.HCM, trước đây Công ty Freetrend từng xảy ra việc có quá nhiều giấy nghỉ ốm giả, đã báo BHXH để kiểm tra xử lý, giờ lại có tình trạng này. Khu vực giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương là điểm "nóng" về vấn đề "rút ruột" bảo hiểm. Chuyện này khá phức tạp, vì công nhân dùng thẻ đăng ký bên này sang bên kia khám chữa bệnh, không loại trừ khả năng họ lấy tiền BHXH rồi lấy luôn BHYT. Vì việc cấp giấy C-65 không chỉ để BHXH phải thanh toán tiền nghỉ ốm cho công nhân với mức 75%/ngày công mà còn ảnh hưởng đến quỹ thanh toán chi phí khám chữa bệnh của BHYT.

Về nguyên tắc, theo thông tư 11 phân tuyến thì mỗi cơ sở y tế có chức năng cấp giấy nghỉ ốm bao nhiêu ngày, bác sĩ phải căn cứ trên thể trạng, bệnh lý và tiên lượng bệnh nhân cần nghỉ bao nhiêu ngày chứ không phải là hỏi người ta muốn "nghỉ bao nhiêu ngày". Bên cạnh đó, việc cho thuốc BHYT phải dựa trên chứng từ hợp lệ. Theo quy định, bệnh nhân phải ký trên phiếu lãnh thuốc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bảo hiểm sẽ không thanh toán. Chúng tôi sẽ lập đoàn kiểm tra để làm rõ vấn đề Báo Phụ Nữ nêu.

 TIẾN ĐẠT

Từ khoá: chữa bệnh thanh toán hội đồng quản trị quỹ bảo hiểm công nhân bảo hiểm xã hội bão bảo hiểm khám chữa bệnh bhxh nhân viên giấy chứng nhận công ty quy định kiểm tra bệnh nhân

Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Tôi ký HĐLĐ có thời hạn 24 tháng với một công ty từ ngày 1.9.2011. Trong khoảng thời gian làm việc, tôi có tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Từ 1.2.2013, do số lao động trong công ty dưới 10 người, nên công ty không thực hiện đóng BHTN cho người lao động. Đề nghị luật sư cho biết công ty làm như vậy có đúng không? Đến ngày 31.8.2013, HĐLĐ của tôi hết hạn mà tôi chưa tìm được việc làm mới, thì tôi có được hưởng BHTN không? Thủ tục hưởng như thế nào? minyu@yahoo.com

- Tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 11 Quyết định 1111/QĐ- BHXH ngày 25.10.2011 của Tổng giám đốc BHXH VN về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT: Trường hợp đơn vị đã sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn 10 lao động thì vẫn thực hiện đóng BHTN cho những người lao động đang đóng BHTN.

Như vậy, trong trường hợp công ty đã sử dụng từ 10 lao động trở lên, có nghĩa là đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định của pháp luật, thì công ty đó phải thực hiện đóng BHTN, trong trường hợp có thời điểm sử dụng ít hơn 10 lao động thì công ty vẫn phải đóng BHTN đầy đủ cho những người lao động đang đóng BHTN.

Theo Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21.11.2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12.12.2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN (Nghị định số 100/2012/NĐ-CP), điều kiện hưởng BHTN gồm: Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt HĐ làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

háng đóng BHTN của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng BHTN, người lao động đã thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 1 ngày trong tháng đó; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.

Đối chiếu với trường hợp của ông/bà, đã đóng BHTN từ ngày 1.9.2011 đến  31.1.2013 (16 tháng), HĐLĐ của ông/bà hết hạn vào ngày 31.8.2013, do đó, ông/bà đáp ứng đủ điều kiện đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ. Để hưởng BHTN, trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, ông/bà đăng ký thất nghiệp với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở công ty mà ông/bà làm việc.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đã đăng ký thất nghiệp, ông/bà nộp hồ sơ tới cơ quan đã đăng ký thất nghiệp để được hưởng BHTN. Theo Nghị định số 100/2012/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN gồm: Đơn đề nghị hưởng BHTN; bản sao HĐLĐ đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ; sổ BHXH hoặc bản xác nhận của cơ quan BHXH về việc đóng BHTN.

TS - Luật sư Vũ Thái Hà

(Lưu ý: Nội dung tư vấn chỉ mang tính tham khảo - chuyên mục hợp tác với Cty luật TNHH YouMe)

Từ khoá: tổng giám đốc bhtn công ty người lao động nghị định bhxh quy định bảo hiểm thất nghiệp pháp luật việc làm người sử dụng lao động gia thời hạn lao động đồng bảo hiểm

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Euvipharm và Valeant công bố liên doanh

Công ty Cổ phần Dược phẩm Euvipharm và Tập đoàn Dược phẩm Quốc tế Valeant đã công bố liên doanh dược phẩm tầm cỡ khu vực, cung cấp các loại dược phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Mục tiêu của việc liên doanh này nhằm không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn là nhà cung cấp cho các chương trình thuốc quốc gia, bảo hiểm y tế, các bệnh viện trên cả nước; cũng như các dược phẩm tham gia trên thị trường có chất lượng cao.

Nguồn cung sản phẩm dược sẵn sàng, giá cả phù hợp và chất lượng sản phẩm chính là 3 yếu tố người tiêu dùng đang quan tâm hiện nay. Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam tiềm năng rất lớn và đang phát triển, tuy nhiên lại phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy cần có những doanh nghiệp tại Việt Nam đẩy mạnh dây chuyền sản xuất dược phẩm chất lượng, đồng thời đầu tư bài bản và chuyên nghiệp nhằm tạo dựng được tình cảm và niềm tin của người tiêu dùng.

Ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Euvipharm, chia sẻ lý do dẫn đến quyết định liên doanh cùng Valeant: "Ngoài những thế mạnh mà Valeant có thể bổ sung cho Euvipharm, các cổ đông của chúng tôi còn thấy ở Valeant một sự tương đồng về các giá trị văn hóa và đạo đức kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng, những điểm tương đồng này sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công của Công ty lien doanh Euvipharm - Valeant sau này". 

Từ khoá: đạo đức kinh doanh hội đồng quản trị liên doanh sản phẩm chất lượng chất lượng sản phẩm chất lượng cao người tiêu dùng gia nâng cao chất lượng

Không cho phép bòn rút người lao động

VOV.VN -Do chế tài xử lí nhẹ và việc thực thi còn vướng mắc nên nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội, hiện cả nước có hàng chục ngàn doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền gần 10.000 tỉ đồng. Thực chất đây là hành vi chiếm đoạt tiền, bòn rút người lao động. Song, do chế tài xử lí nhẹ và việc thực thi còn vướng mắc nên nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật. Đã đến lúc cần có giải pháp mạnh đối với vấn đề này.

Không hề quá lời khi nói hành vi chiếm đoạt tiền đóng bảo hiểm của người lao động là sự bòn rút người làm công ăn lương, bởi thực tế còn nghiêm trọng hơn thế. Trong số gần 10.000 tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, có khoảng 14% là của các doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở nhiều nơi, người lao động vốn chỉ được nhận tiền công thấp hơn giá trị thực tế mà họ đóng góp, nhưng số tiền lương ghi trên hợp đồng để đóng bảo hiểm còn thấp hơn nữa. Đó đã là 2 lần họ bị bòn rút. Rồi trong những năm gần đây, lợi dụng khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp vẫn trích trừ tiền công của người lao động nhưng không nộp cho Bảo hiểm xã hội mà lại "bỏ túi" làm việc khác. Người làm công ăn lương lại thêm một lần bị bòn rút. Sổ bảo hiểm của họ không liên tục thì họ trông chờ vào đâu khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, hay nghỉ hưu?

Nói chung là vậy, còn thủ đoạn bòn rút của doanh nghiệp thì rất đa dạng. Có doanh nghiệp kê khai số lượng lao động ít hơn thực tế, nhưng cũng có doanh nghiệp kê khai nhiều hơn để trả tiền công thấp. Có doanh nghiệp sử dụng lao động thường xuyên lâu dài nhưng kê khai theo thời vụ để trốn đóng bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng tiền bảo hiểm với số lượng lớn nhưng sẵn sàng nộp phạt, thậm chí chấp nhận bị khởi kiện ra tòa, bởi chế tài trong lĩnh vực này còn quá nhẹ. Ở đây còn có nguyên nhân do việc kiểm tra, thanh tra chưa nghiêm. Rồi các ngân hàng không muốn trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để đóng bảo hiểm theo qui định, vì ngại làm căng thẳng quan hệ với doanh nghiệp. Một số địa phương không kiên quyết xử lí doanh nghiệp nợ bảo hiểm, vì ngại ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư... Vậy là, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng, đã và còn tiếp tục đe dọa xâm phạm quyền lợi của hàng triệu lao động trong cả nước.

Mới đây, trong buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội và một số bộ ngành liên quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định : Không thể chấp nhận tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội nghiêm trọng kéo dài như thời gian qua. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo hướng bổ sung chế tài đối với hành vi này, tăng nặng mức xử phạt, đưa vào luật qui định xử lí hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đó là một trong những giải pháp mạnh và lâu dài để bảo vệ người lao động. Còn trong lúc chờ sửa luật thì một số đề xuất đã được đưa ra và có thể thực hiện ngay, ví dụ như bắt buộc doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội dựa trên tổng thu nhập của người lao động, thay vì chỉ dựa vào mức lương kí trên hợp đồng như hiện nay. Cơ quan quản lí, các cấp công đoàn và mỗi địa phương cũng cần kiên quyết hơn trong việc này. Cùng với đó, người lao động khi kí hợp đồng nên tìm hiểu thông tin kĩ càng và yêu cầu doanh nghiệp - người sử dụng lao động phải đáp ứng đầy đủ quyền lợi hợp pháp của mình.

Bảo hiểm xã hội là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội. Không thể để kéo dài mãi tình trạng doanh nghiệp "lách luật" bòn rút người lao động được, bởi sự phạm pháp ngang nhiên ấy xâm hại đến bản chất tốt đẹp của chế độ ta./.                                                                             

Giang Trung Sơn/VOV1

Từ khoá: luật bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp nhà nước tiền bảo hiểm kiện ra tòa luật bảo hiểm xã hội bảo hiểm chế tài lao động người sử dụng lao động bão nghiêm trọng hợp đồng tai nạn lao động đồng bảo hiểm bảo hiểm xã hội người lao động nền kinh tế

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Nhiều điểm mới lợi cho người bệnh khi sửa đổi Luật BHYT

+ Bệnh nhân nghèo được thanh toán 100% viện phí

Trình bày trước Quốc hội (QH) chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) lần này sẽ bổ sung nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh.

Trao thêm quyền cho địa phương

Theo Bộ trưởng Tiến, sau nhiều lần lấy ý kiến đóng góp, Ban soạn thảo dự án Luật quyết định sửa đổi quy định các đối tượng "có trách nhiệm tham gia BHYT" thành "Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc" nhằm khẳng định mọi đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, đây là trách nhiệm xã hội để thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014.

Để tránh trùng thẻ BHYT như đã xảy ra tại nhiều địa phương trong thời gian vừa qua, dự luật sẽ bổ sung quy định UBND cấp tỉnh chỉ đạo bộ máy, nhân lực, nguồn lực để thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn và UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình trên địa bàn.

Người nghèo sẽ không phải lo khi điều trị bệnh dài ngày.

"Song song với việc trao quyền là trao trách nhiệm nếu địa phương nào làm không tốt Luật trên" - Bộ trưởng Tiến nói. Cũng theo Bộ trưởng Tiến, dự thảo Luật đã sắp xếp lại 25 nhóm đối tượng quy định tại Điều 12 thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT, gồm: nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; Nhóm do ngân sách nhà nước đóng; Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và nhóm tự đóng BHYT.

Đồng thời gộp các đối tượng như người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp; thân nhân người lao động và xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thành 1 nhóm đối tượng "Người thuộc hộ gia đình" thuộc nhóm tự đóng BHYT và cùng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.

Ngoài ra, dự thảo sẽ bổ sung thêm trách nhiệm đóng BHYT của quỹ BHXH đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con dưới 6 tháng tuổi, người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Bổ sung quy định giảm dần mức đóng BHYT khi toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình tham gia BHYT, cụ thể: người thứ nhất đóng bằng mức quy định; người thứ 2, thứ 3, thứ 4... đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ sáu trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Nhiều đối tượng được miễn giảm phí khám bệnh

Song, theo Bộ trưởng Tiến, quy định về phạm vi, mức hưởng BHYT được người dân đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi.

Vì vậy, dự thảo Luật sẽ sửa đổi đối tượng được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bao gồm: người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Bổ sung quy định thời gian và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT để tổ chức BHYT có căn cứ và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT kịp thời.

Thêm vào đó, bổ sung quy định nâng mức hưởng của thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95% và nâng mức hưởng của người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội từ 95% lên 100% để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

Đồng thời, bổ sung quy định số tiền tối đa mà người bệnh cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm theo quy định của Chính phủ khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 3 năm liên tục trở lên.

Bộ trưởng Tiến nói tiếp: nhằm giảm phiền hà cho người bệnh, dự thảo Luật bãi bỏ hàng loạt quy định như bỏ quỹ BHYT không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bỏ quy định BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, không đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật của Luật để hạn chế việc thanh toán trực tiếp; bỏ quy định thanh toán đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại nước ngoài vì thực tế rất khó kiểm soát chi phí và không khuyến khích việc khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài trong điều kiện quỹ BHYT còn hạn hẹp.

Dự thảo Luật cũng bãi bỏ quy định quỹ BHYT không thanh toán chi phí điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của người lao động trong trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Từ khoá: bảo hiểm bắt buộc bệnh nghề nghiệp chữa bệnh quản lý nhà nước dự thảo lao động hình thức bảo hiểm tổ chức bảo hiểm chi phí khó khăn bão quy định người bệnh khám bệnh gia đình bảo hiểm xã hội tai nạn lao động người dân thanh toán người sử dụng lao động trách nhiệm gia bảo hiểm luật bảo hiểm nhà nước người lao động

Thói quen phải sửa

ANTĐ - Quách Hoài Phong, học sinh lớp 11A3, trường THPT Trần Phú cho biết, xu hướng sử dụng xe đạp điện trong trường học ở Hà Nội đang phát triển rất nhanh, tuy nhiên ý thức tuân thủ Luật Giao thông của nhiều học sinh lại rất kém.

- Xe đạp điện là phương tiện giao thông thời thượng hiện nay của học sinh thành phố?

- Chỉ trong vòng hơn một năm nay, trong các trường học như trường em đã có cả một sự biến đổi lớn. Đa số các bạn học sinh đều chọn xe đạp điện thay cho xe máy, vừa không bị ngăn cấm, không phải gửi xe ngoài trường, tốc độ lại không thua gì xe máy.

- Chính vì tốc độ không thua xe máy nên khi sử dụng xe đạp điện cũng phải tuân thủ Luật Giao thông chứ?

- Theo em thì cũng có một số bạn đã thực hiện đúng quy định đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, không đi tốc độ cao trong thành phố...Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là phần nhiều các bạn đều cho là đi xe đạp điện không cần đội mũ bảo hiểm vì tâm lý ngại mang theo đồ, đội mũ lại ảnh hưởng đến đầu tóc, không hợp thời trang...

- Hiện trên đường phố xuất hiện khá nhiều trường hợp đi xe đạp điện chở 3 người rồi lạng lách, phóng nhanh đấy.

- Với tâm lý cho rằng chỉ đi xe máy mới bị xử phạt vi phạm Luật Giao thông nên cũng có khá nhiều bạn chưa có ý thức thực hiện quy định như chị nói. Quan điểm này cần phải thay đổi nhờ các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở không chỉ trong nhà trường mà theo em cần phải sử dụng các biện pháp mạnh như tăng cường xử phạt từ phía CSGT, thông báo về trường để xử lý kỷ luật như áp dụng với vi phạm Luật Giao thông khi đi xe máy. Có như vậy, các bạn sẽ ý thức hơn về việc đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho những người cùng tham gia giao thông. Không thể coi xe đạp điện là một phương tiện thô sơ như xe đạp thường để không tuân thủ nguyên tắc chung khi tham gia giao thông.

Duy Anh (Thực hiện)

Từ khoá: bão giao thông phương tiện giao thông học sinh tham gia giao thông

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

BIC họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2013

(DĐDN) - Ngày 4/11/2013, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (HOSE: BIC) đã tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2013. 

Đại hội có sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 54.975.939 cổ phần, chiếm 83,3% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của BIC. Đại hội cũng có sự tham dự của ông Nguyễn Huy Tựa - Ủy viên HĐQT Ngân hàng BIDV và đại diện các Ban tại Trụ sở chính  BIDV - cổ đông lớn nhất của BIC cùng các thành viên trong HĐQT, Ban Điều hành và đại diện cán bộ nhân viên BIC.

Đại hội nhất trí 100% về chương trình đại hội

Sau khi được Đại hội thông qua Quy chế bầu cử thành viên HĐQT, ông Trần Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch HĐQT BIC đã trình đại hội đồng cổ đông về việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với các ông Trần Xuân Hoàng, Đặng Quang Vinh và Trịnh Minh Tâm đã có đơn từ nhiệm do yêu cầu công việc và phân công nhiệm vụ mới của BIDV.

Đồng thời, ông Trần Xuân Hoàng cũng thay mặt Đoàn chủ tọa giới thiệu các ứng viên được đề cử tham gia HĐQT BIC nhiệm kỳ 2010 - 2015. Theo đó, tính đến ngày 29/10/2013, ngoài 02 ứng viên do Ngân hàng TMCP BIDV đề cử gồm: ông Tôn Lâm Tùng - Tổng Giám đốc BIC và ông Lê Ngọc Lâm - Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp BIDV, Đại hội không nhận được hồ sơ đề cử của cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng. Do đó, căn cứ Điều lệ Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV, trên cơ sở tìm hiểu, xem xét kinh nghiệm và khả năng đáp ứng điều kiện đối với thành viên HĐQT độc lập, HĐQT BIC đã thống nhất đề cử bà Đặng Thị Hồng Phương làm thành viên HĐQT độc lập.

Theo kết quả của Ban Kiểm phiếu, ông Tôn Lâm Tùng đạt 100,01% tỷ lệ phiếu bầu, bà Đặng Thị Hồng Phương đạt 99,71% tỷ lệ phiếu bầu và ông Lê Ngọc Lâm đạt 99,7% tỷ lệ phiếu bầu. Như vậy cả ba ứng viên được đề cử đều đủ điều kiện được bầu vào HĐQT BIC.

Ông Nguyễn Huy Tựa - Ủy viên HĐQT BIDV đã thay mặt cổ đông lớn BIDV

và toàn thể cổ đông tặng hoa và chúc mừng các thành viên Hội đồng Quản trị BIC.

Lê Hà

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: bidv tổng giám đốc khách hàng doanh nghiệp bic vốn điều lệ

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

TPHCM: Trên 3.700 người dự tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp

TPHCM: Trên 3.700 người dự tập huấn về bảo hiểm thất nghiệpCác lãnh đạo doanh nghiệp tại KCX - KCN dự tập huấn về bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 5.11, Sở LĐTBXH TP cho biết, từ tháng 6 - 30.10.2013, Trung tâm giới thiệu việc làm TP, (đơn vị được công tác chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động) đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến những quy định mới về chế độ, chính sách của bảo hiểm thất nghiệp cho 3.700 cán bộ, lãnh đạo làm công tác nhân sự tại các đơn vị, doanh nghiệp trong các Khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN), quận, huyện, lực lượng thanh niên TP và Sở GDĐT TP.

Ngoài ra, Trung tâm giới thiệu việc làm TP còn phối hợp với các quận huyện, ban quản lý các KCX-KCN tổ chức hướng dẫn cho trên 1.000 doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng khoảng 300.000 lao động về việc thực hiện việc thông báo tình hình sử dụng lao động (tăng giảm) qua phần mềm quản lý lao động internet, theo Nghị định số 100/2012 /NĐ- CP ngày 21/12/2012 của Chính phủ và Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2013 của Bộ LĐTBXH.

Từ khoá: lao động bão bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp chế độ bảo hiểm người lao động

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Gửi tiết kiệm tặng thêm quà

SGTT.VN - Từ đầu tháng 10 đến ngày 31.12.2013, ngân hàng Tienphong Bank thực hiện khuyến mãi, theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm 20 triệu đồng hoặc 1.000 USD/tháng sẽ được cấp mã số trúng thưởng với hai cơ hội là quay số ngay tại chỗ và quay số cuối kỳ.

Sacombank cũng thực hiện khuyến mãi với tổng giá trị giải thưởng là 16 tỉ đồng từ đầu tháng 11.2013 đến đầu năm 2014. Khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm từ 5 triệu đồng hoặc 500 USD sẽ nhận được quà tặng như: bộ nồi Happy Cook, bộ bình trà Minh Long, bộ ly uống rượu... Trước đó, ngân hàng ACB cũng tặng thêm bảo hiểm nhân thọ 100 - 200% số tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn 3 - 6 hoặc 12 - 13 tháng.

Từ khoá: khách hàng bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm khách hàng cá nhân