Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Ám hiệu qua... chén trà - Màn chào hỏi bí hiểm của bang hội chốn giang hồ

Dân Việt >

Thế giới

Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì - Phần 3: Võ thuật với giang hồ

Ám hiệu qua... chén trà - Màn chào hỏi bí hiểm của bang hội chốn giang hồ

4524

Dân Việt - Khi gặp bạn giang hồ, chủ thường mang ấm chén, pha trà ra tiếp, khách có yêu cầu gì thì phải bày trận trà bằng cách sắp xếp ấm chén sao cho đúng ám hiệu, đúng yêu cầu mình cần để qua đó theo dõi cách uống của chủ mà nhận biết cách đối xử của chủ.

>> PHẦN III: VÕ THUẬT VỚI GIANG HỒ

Trên giang hồ, xuân điển có hai hình thức: Bằng ngôn ngữ (tiếng lóng) và bằng trà trận, lộ phù và phù trưng (phù hiệu trên đường và phù hiệu đặc trưng tạo nên ngôn ngữ bí mật của giang hồ, nhất là trong xã hội cận đại càng được các bang phái, hội đoàn sử dụng rộng rãi.

Trà trận là cách bày bình trà, chén trà theo một quy tắc nhất định khi giao tiếp, dựa vào đó để nhận biết đối phương là người cùng bang, cùng hội hay thuộc bang nào, hội phái nào? Người bôn tẩu trong giang hồ phải nhất định phải nắm được những trận pháp này mới mong tồn tại. Trong phim ảnh võ thuật Trung Hoa đều phản ánh những tình tiết thú vị này.

PHẦN II: NHỮNG QUYỀN PHÁP NỔI DANH THIÊN HẠ

>> Nam quyền - Quyền thuật tinh hoa, đa lưu phái

>> Mê Tông quyền- quyền pháp hào hoa lãng tử Yến Thanh

>> Bát quái chưởng - Quyền thuật như nước chảy, mây trôi

>> Thái cực quyền: Lắng nghe... da dẻ, đoán chiêu đối thủ

>> Hình Ý quyền - "Hình, thần kiêm bị"

>> Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên

Khi gặp bạn giang hồ, chủ thường mang ấm chén, pha trà ra tiếp, khách có yêu cầu gì thì phải bày trận trà bằng cách sắp xếp ấm chén sao cho đúng ám hiệu, đúng yêu cầu mình cần để qua đó theo dõi cách uống của chủ mà nhận biết cách đối xử của chủ.

Trà trận ban đầu thường dùng như đấu pháp, lấy đấu trí làm chủ, mượn những điển tích trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa để gọi tên. Về sau phát triển thành phương thức giao lưu tư tưởng trong nội bộ một số bang hội lớn của người Hoa. Ở đây phản ánh sơ qua về trà trận của hội Tam Hoàng, Hội Kha lão và Thiên địa hội.

Trà trận của hội Tam Hoàng - hội kín có lượng hội viên rất lớn, lên tới hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới- chủ yếu có Đơn tiên trận, trận "thuận nghịch" (xuôi ngược), trận "lưỡng long tranh châu" (hai rồng tranh ngọc), trận "đảng trung nghĩa", trận chữ Phẩm, trận chữ Sơn, trận Quan Công giữ Kinh Châu, trận Lưu Tú qua cửa ải, trận "Triệu Vân kết bạn", trận "Anh hùng bát sách", trận "Triệu Vân cứu A Đẩu", trận "Khổng Minh lên đài lệnh các tướng", trận "Thất tinh kiếm", trận "Thái Âm"... Các trận đều có hàm nghĩa riêng, chỉ có dựa theo yêu cầu mà làm mới có thể liên hệ được với người khác. Ví dụ:

Trận Đơn tiên

Trận Đơn tiên

Trận đơn tiên (một roi): Một chén đổ đầy trà một bình trà là biểu thị ý cầu cứu người khác; người thấy có thể cứu giúp được thì lập tức uống cạn chén trà, nếu không cứu được thì đổ chén trà đi rồi rót chén khác mà uống.

Trận

Trận "Lưu Tú qua ải"

Trận "Lưu Tú qua ải": Người nhận trà phải uống chén trà nào ở gần mình nhất rồi đem các chén còn lại xếp thành một hàng, miệng nói: "Lưu, Quan, Trương trích huyết thề, không thể không làm một hàng". Nếu như nguyên đã xếp thành một hàng rồi là có ý xin cứu viện. Nếu không có ý đáp ứng mà từ chối thì cứ theo cách xếp cũ uống hết nước trà là được.

 Trận

Trận "Bốn trung thân"

Trận "Bốn trung thân": Bình và bốn chến trà xếp một hàng. Trận này bày ra chỉ về thời gian cứu viện. Nếu là người đến gửi gắm vợ con mà ưng thuận thì cầm chến trà đầu tiên bên trái uống cạn; nếu là vay tiền mà ưng lời yêu cầu đó thì nhấc chén thứ hai uống cạn; nếu là việc cứu tính mạng anh em thì uống chén thứ ba; nếu là lí do đi cứu tính mạng anh em đang rất nguy cấp thì uống chén thứ tư.

XEM THÊM: GIỚI VÕ LÂM VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN TRUYỀN KÌ

Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì

>> Thiếu Lâm tự - Đệ nhất danh môn

>> "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang"

>> Võ thuật Nga Mi-Chiêu thức ảo diệu

Nếu không thể hoặc không muốn đáp ứng các yêu cầu đó thì thay đổi cách săp xếp, vị trí các chén trà rồi sau đó mới uống.

Trận "Anh hùng bát sách": Không có bình trà, bốn chén xếp. Nhặt hai chén trà ở gần mình nhất mà uống, nếu đối diện có người lấy thì mình ở vị trí hậu phương, nếu người đối diện xếp hai chén của họ vào vị trí hậu phương thì mình lập tức uống ngay hai vị trí đó. Như vậy nghĩ là hai người cùng là thành viên của Hội.

Trà trận của Hội Kha lão chủ yếu là trận "Tứ bình bát ổn", trận Nhất long, Song long, trận đào viên, trận long cung, trận sinh khắc, trận Mai hoa, trận Bảo kiếm, trận Lương Sơn...

Trà trận của Thiên Địa hội (Hội những người có tư tưởng phản Thanh phục Minh nổi tiếng) còn phức tạp hơn. Hình thức thì đa dạng, có trận "trung gian", trận "Công phá thành Tử Kim", trận "Tuyệt Thanh", "Thất tán Thâm Châu", "Kết nghĩa vườn đào", Trười trăng che lẫn nhau", "Mai hoa", "Ngũ tổ", "Lục Lang trấn thủ Tam Quan", "Tám tiên về núi", "Bảo kiếm long tuyền", "Hợp quân diệt Thanh"...

Trận 'Anh hùng bát sách

Trận 'Anh hùng bát sách"

Như vậy, trà trận đều dùng các vật như khay, bình, chén... tổ hợp lại những hình trận theo những loại định chế của từng bang hội, từ đó cấu tạo nên loại hình mật ngữ (lời bí mật), ám hiệu mà không cần phải nói ra. Thành viên trong các bang hội đi lại trong giang hồ chỉ cần nhận biết những ám hiệu bí mật trên tường, vật treo trước cửa nhà, hình vẽ trên đường (lộ phù) để nhận biết đồng môn. Sau đó giao tiếp bằng trà trận để thể hiện những yêu cầu của mình hoặc thông báo của bang hội và nhận lại sự đáp lễ của chủ nhà.

XEM THÊM:

>> Ám khí - "thần hộ mệnh" của võ lâm giang hồ

>> Tiêu sư và những điều kiêng kị phải trả bằng máu trên giang hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét