Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức Hợp đồng lao động. Vì lý do nào đó họ ngưng việc, nhưng họ vẫn có quyền hưởng quyền lợi hợp pháp, cũng như bồi thường nếu vi phạm hợp đồng.
Mặt khác, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 đề cập người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia những loại bảo hiểm trên mà chỉ có các nghĩa vụ và quyền lợi trong việc tham gia bảo hiểm y tế.
Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012 ngoại trừ trong trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lí do kỷ luật sa thải, đối với những năm chưa được đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được doanh nghiệp trả thêm trợ cấp thôi việc.
Một điểm đáng lưu ý trong Bộ luật Lao động chính là đối tượng áp dụng luật này bao gồm:
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Như vậy, mặc dù không đề cập hình thức của người lao động trong từng quy định cụ thể, đối với trường hợp lao động là người nước ngoài về những vấn đề pháp lý được đề cập trong Bộ luật này vẫn được áp dụng nói chung và về phần trợ cấp thôi việc nói riêng như sau:
"Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương".
Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vì không tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng nếu làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật vẫn sẽ được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc.
Công ty luật PLF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét