Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Tàng trữ ma túy trong người vẫn "hồn nhiên" lái xe máy không đội mũ bảo hiểm

ANTĐ -Nhìn thấy Công an đứng chặn phía trước, nam thanh niên điều khiển xe máy lập tức quay đầu xe bỏ chạy thục mạng, mặc dù lúc này tuyến đường Phạm Văn Đồng hướng về cầu Thăng Long dòng xe đang rất đông đúc, nguy hiểm do người dân về quê ăn Tết...

Ngày 29-1, tổ công tác Y15/141, CATP Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Phạm Văn Đồng, phát hiện 2 nam thanh niên điều khiển xe máy Honda Dream không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện nghi vấn nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Hà Văn Huyên và gói ma túy được bọc cẩn thận bằng băng dính đen

Nhìn thấy Công an đứng chặn phía trước, nam thanh niên điều khiển xe máy lập tức quay đầu xe bỏ chạy thục mạng, mặc dù lúc này tuyến đường Phạm Văn Đồng hướng về cầu Thăng Long dòng xe đang rất đông đúc, nguy hiểm do người dân về quê ăn Tết.  Nhưng chỉ ít phút sau đó, hai nam thanh niên bị tổ công tác bao vây, bắt giữ đưa về chốt 141.

Lê Đức Thanh nam thanh niên điều khiển xe máy

Tại đây, hai nam thanh niên được làm rõ là Lê Đức Thanh (điều khiển xe), 22 tuổi, và Hà Văn Huyên, 24 tuổi, cùng trú tại Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội. Kiểm tra trong người Huyên, Công an phát hiện 1 gói bột màu trắng được bọc cẩn thận bằng băng dính đen nghi là ma túy đá. Theo như Huyên khai nhận, số ma túy này Huyên và Thanh được một người bạn tặng tại một đám cưới trước đó.

 

Ngay sau đó, các đối tượng và tang vật được tổ công tác Y15 bàn giao lại cho Công an huyện Từ Liêm tiếp tục điều tra làm rõ.

P.Hà

Từ khoá: thanh niên công an

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm đơn vị kiểm định tàu cánh ngầm

PN - Ngày 23/1, UBND TP.HCM đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về vụ cháy tàu cánh ngầm Vina Express 1 vào ngày 20/1 và kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT sớm ban hành một số quy định để nâng cao chất lượng tàu cánh ngầm.

Theo đó, UBND TP kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định niên hạn sử dụng đối với tàu cánh ngầm. Trong đó, cần tính toán, nghiên cứu kỹ tính năng kỹ thuật của phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, môi trường tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm tàu cánh ngầm bị cháy. Đồng thời, xem xét rút ngắn hơn nữa thời hạn giữa hai lần đăng kiểm của tàu cánh ngầm.

Theo UBND TP, hiện tàu cánh ngầm Vina Express 1 vẫn còn trong thời gian đăng kiểm do Chi cục Đăng kiểm số 6 (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) cấp. Chủ tàu mua bảo hiểm tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long. Vụ việc đang được Công an TP điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn và đã yêu cầu Công ty cổ phần tàu cao tốc Vina giải quyết bồi thường thiệt hại cho hành khách. Theo một đại diện Công ty cổ phần tàu cao tốc Vina, hiện công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với đơn vị bảo hiểm, chưa có hành khách nào được trả tiền bồi thường.

Hùng Phan

Từ khoá: công ty bão công ty cổ phần bảo hiểm cổ phần nâng cao chất lượng tiền bồi thường vi bảo hiểm mua bảo hiểm niên hạn sử dụng bồi thường thiệt hại bảo hiểm bảo long chính phủ giải quyết bồi thường công ty cổ phần bảo hiểm bảo long bảo hiểm công ty cổ phần

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Không có giấy tờ xe lại hành hung công an

VOV.VN -Một trong 2 người không xuất trình được giấy tờ xe máy đã đấm vào một công an làm rách mặt và chảy máu.

Ngày 17/1, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Hậu Lộc vừa bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Quân (SN 1983, trú tại khu 2, thị trấn Hậu Lộc) về hành vi chống người thi hành công vụ.

Trước đó, khoảng 20h ngày 12/1, tổ tuần tra vũ trang của Công an huyện Hậu Lộc đang làm nhiệm vụ trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc. Lúc này, tổ tuần tra phát hiện có 2 đối tượng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Lực lượng tuần tra yêu cầu kiểm tra hành chính nhưng 2 đối tượng không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ gì.

Tổ tuần tra vũ trang đã yêu cầu 2 đối tượng về Công an huyện để giải quyết, nhưng một trong hai người là Bùi Văn Quân đã chống đối, không chấp hành và bất ngờ đấm vào mặt một đồng chí trong tổ công tác làm rách mặt, chảy máu. 

Nhận được tin báo, Công an huyện Hậu Lộc đã cử tổ công tác xuống hiện trường kịp thời bắt giữ tên Quân để điều tra, làm rõ vụ việc./.

Tin, ảnh: CTV Nguyễn Hải/VOV online

Từ khoá: công an

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Phụ huynh lẫn học sinh "khóc" như mưa khi bị CSGT tuýt còi

Dân Việt >

Giáo dục

Phụ huynh lẫn học sinh "khóc" như mưa khi bị CSGT tuýt còi

4524

Bị cảnh sát giao thông "tuýt còi" vì không đội mũ bảo hiểm cho con, người phụ nữ xuống xe năn nỉ rồi bật khóc. Tưởng chú cảnh sát làm gì mẹ, đứa con cũng khóc theo, cảnh sát chỉ biết lắc đầu.

  • >> Mật phục ghi hình học sinh đi xe máy tới trường
  • >> Nữ sinh thủ đô "kẹp 5", đầu trần đánh võng trên đường

Đó là tình huống mà anh Trần Lê Phong (công an Q.12, TPHCM) và nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) khác thường xuyên gặp phải khi xử lý vi phạm trẻ ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm (MBH).

Quy định có - khó xử phạt

Anh Phong kể, gặp các ông bố đỡ nhì nhèo hơn nhưng phần lớn các chị mới là người đưa đón con đến trường. Các bà mẹ dùng đủ chiêu để năn nỉ CSGT, nếu hai bên lời qua tiếng lại nói về sự việc cũng dở vì đứa trẻ có thể có ấn tượng không hay, không đúng về CSGT và lẫn cả người mẹ.

"Nếu xử phạt nhanh cũng mất 10 - 15 phút nhưng trẻ đang vội đến trường, mình làm sao giữ lại?. Việc xử lý vi phạm trẻ em không đội MBH khi ngồi xe máy rất khó nên phần lớn, đành nhắc nhở rồi cho đi. Khi tan giờ học may ra còn áp dụng biện pháp xử phạt được nhưng phụ huynh cũng có nhiều lý do lắm", CSGT này cho hay.

Phụ huynh được bảo vệ an toàn, còn hai đứa con đối diện với nhiều nguy hiểm về an toàn giao thông khi không được đội mũ bảo hiểm.

Hội nghị tổng kết "Dự án tăng cường thực hiện quy định đội MBH cho trẻ em" 2011 - 2013 tại TPHCM diễn ra vào ngày 16.1 nêu ra con số: Trong 3 giai đoạn thực hiện việc kết hợp giữa tuần tra, kiểm soát và xử phạt của dự án với tổng thời gian gần nửa năm thực hiện ở một số quận huyện (quận 1, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Hóc Môn...) chỉ có trên 4.000 trường hợp phụ huynh không đội MBH cho trẻ bị xử phạt.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên tránh Ban ATGT TPHCM cho hay, tỷ lệ trẻ em không đội MBH rất cao (trước đây chỉ khoảng 22% và sau dự án khoảng 60% trẻ trên 6 tuổi đội MBH) nhưng số trường hợp bị xử phạt lại rất thấp.

Nguyên nhân hàng đầu là luật cho phép xử phạt nhưng phạt không dễ, phụ huynh có đủ lý do để được "bỏ qua". Khi bị công an bắt lỗi, phụ huynh cùng dùng trẻ để xin xỏ, chỉ cho con cách nói dối đủ kiểu để được tha.

"Phạt không nổi, nhạy cảm quá. Phụ huynh thì có tâm lý đối phó, CSGT không dám làm căng thì sợ các cháu bị ảnh hưởng, muộn giờ học. Ngành giáo dục đề nghị chúng tôi phạt nặng nhưng thật ra công an chỉ có thể xử lý bằng tình, nhắc nhở là chính với lỗi này", đại diện Ban ATGT Q. Bình Tân bày tỏ.

Một CSGT ở Q.1 cho rằng, trường học cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về việc trẻ em đội MBH chứ không nên chờ vào việc xử phạt.

"Theo tôi, MBH phải được xem như một dụng cụ học tập của trẻ, nhà trường nên bố trí chỗ để. Còn để phụ huynh giữ thì có lúc họ tiện đường đón hoặc nhờ người khác đón con thì lại không mang theo mũ", người này đề xuất.

Giáo dục chờ phạt nghiêm

Nhiều trường học TPHCM đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về ATGT, trong đó tập trung nhiều vào nội dung trẻ em cũng phải đội MBH. Cái khó là việc trẻ em đội MBH hay không lại là do bố mẹ, chứ không phải ở bản thân các em, nhất là ở bậc tiểu học. Bên cạnh học sinh, đối tượng giáo dục còn là phụ huynh.

Trong khi, nhiều phụ huynh chủ quan hoặc quá tự tin vào tay lái của mình, tin rằng mình hoàn toàn bảo vệ được con nếu xảy ra sự cố mà "bỏ qua" việc chấp hành luật lệ, cùng trẻ đối phó quy định.

Trái ngược là khi CSGT kêu khó xử phạt thì nhiều lãnh đạo ngành giáo dục lại đề nghị phạt thật nặng phụ huynh không đội mũ cho con. Đại diện Q.9 còn đề xuất áp dụng mức phạt cao nhất của vi phạm không đội MBH cho con (200.000 đồng) thì mới hỗ trợ được việc giáo dục, tuyên truyền.

Ngành giáo dục đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền về đội mũ cho học sinh, nhưng kẹt ở chỗ người vi phạm lỗi này là ở phụ huynh. Trong ảnh: Học sinh TPHCM tham gia Ngày hội đội mũ bảo hiểm.

Ông Trần Khắc Huy (Sở GD-ĐT TPHCM) cho hay, việc giáo dục trong nhà trường rất cần thiết. Nhiều trường tổ chức tuyên truyền đội MBH cho trẻ đến phụ huynh thông qua các buổi họp đầu năm, ký cam kết đội mũ cho con, đưa nội dung này vào lễ khai giảng, thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm... Sở cũng sẽ đưa ra nhiều biện pháp, trường nào chậm được khắc phục, nhiều học sinh không đội MBH sẽ bị nhắc nhở và đưa vào xét thi đua.

Tuy nhiên, ông Huy cũng tha thiết cho rằng việc để tuyên truyền đạt hiệu quả thì cần phải kết hợp chặt với việc xử phạt nghiêm từ CSGT, còn chỉ chờ vào giáo dục thì không ổn vì trường học không thể xử phạt phụ huynh.

Câu chuyện chiếc MBH của trẻ em được bàn từ lâu, đến giờ ngành công an và ngành giáo dục vẫn không hết vướng, giữa giáo dục và xử phạt đều "kẹt". Trong việc này, đối tượng quan trọng nhất là cha mẹ học sinh lại là người lơ là, chủ quan đối với tính mạng của con mình. Không ít phụ huynh đang đòi hỏi đủ thứ ở nhà trường nhưng có những việc trong khả năng có thể làm cho con thì họ lại đứng ngoài cuộc.

Bên cạnh sự an toàn, điều đáng ngại là các em dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lối sống không chấp hành pháp luật, cố tình vi phạm từ chính bố mẹ mình. Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng như hình thành nhận thức, suy nghĩ cho đứa trẻ sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Từ khoá: học sinh giáo dục xử phạt bão an toàn tuyên truyền csgt công an giao thông cảnh sát trường học vi phạm an toàn giao thông tphcm bảo hiểm quy định

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Thái Bình: Hỗ trợ đóng mới tàu cá và mua bảo hiểm thân tàu

Dân Việt >

Tin tức

Thái Bình: Hỗ trợ đóng mới tàu cá và mua bảo hiểm thân tàu

4524

Dân Việt - UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt đề án phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường biển giai đoạn 2013-2015.

Đề án nhằm hỗ trợ phát triển đội tàu khai thác xa bờ với mục tiêu đến năm 2015 đóng mới, cải hoán, hiện đại hoá đội tàu công suất trên 300 CV (mã lực) là 80 chiếc và đóng mới 6 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.

(Ảnh: fistenet.gov.vn)

(Ảnh: fistenet.gov.vn)

Theo đề án, sẽ ưu tiên hỗ trợ đóng mới tàu cá có tổng công suất máy chính từ 300 CV đến dưới 500 CV là 150 triệu đồng/tàu, công suất từ 500 CV trở lên là 200 triệu đồng/tàu; hỗ trợ cải hoán tàu cá tổng công suất máy chính từ 300 CV đến dưới 500 CV là 70 triệu đồng/tàu, công suất máy chính từ 500 CV trở lên là 100 triệu đồng/tàu.

Ngoài ra, hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu theo hoá đơn đối với tàu cá được hỗ trợ đóng mới, cải hoán có công suất máy chính từ 300 CV trở lên; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 6 tập đoàn và tổ đội khai thác thủy sản đã được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả. Được biết, năm 2013, toàn tỉnh có 68 tàu cá được ngư dân đầu tư khoảng trên 150 tỷ đồng để đóng mới, cải hoán với tổng công suất gần 20.000 CV.

Từ khoá: mua bảo hiểm bão bảo hiểm thân tàu

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

"Nợ chồng nợ" bảo hiểm

ANTĐ - Cùng với gánh nặng nợ xấu, còn một khoản "nợ chồng nợ", năm sau luôn cao hơn năm trước là nợ đọng các loại bảo hiểm. Nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã ở mức "kỷ lục" khi vượt ngưỡng 15.000 tỷ đồng. Nếu không có những biện pháp khẩn cấp và điều chỉnh chính sách kịp thời, quyền lợi của hàng chục nghìn người lao động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tính đến thời điểm này, số nợ đọng BHXH là 10.659 tỷ đồng, doanh nghiệp nợ bảo hiểm thất nghiệp lên tới 552,3 tỷ đồng, riêng phần ngân sách phải đóng cho loại bảo hiểm này còn nợ 252,5 tỷ đồng, chiếm 45,7% tổng số nợ.

Đó là thông tin mới nhất của BHXH Việt Nam. Tại nhiều địa phương, có hàng loạt doanh nghiệp (DN) nợ lên tới hàng chục tỷ đồng nhưng không chịu trả. Số DN nợ đọng BHXH trên 6 tháng trở lên ngày một tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Vì vậy BHXH các địa phương buộc phải hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ra tòa, đòi quyền lợi chính đáng cho người lao dộng. Vì DN không đóng BHXH nên khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật hay tai nạn sẽ không được hưởng các chế độ, thậm chí có DN lấy tiền nợ đọng BHXH để chi vào các hoạt động kinh doanh.

Theo thống kê của Ban thu BHXH, trong danh sách "con nợ" BHXH có nhiều công ty, doanh nghiệp lớn, có công ty, DN nợ hàng chục tỷ đồng. Lý giải tình trạng nợ đọng BHXH chồng chất, theo đại diện BHXH Việt Nam, ngoài yếu tố khách quan do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, quy định xử phạt vi phạm về đóng BH còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, cơ quan BHXH mới chỉ được giao chức năng thanh tra nên tình  trạng nợ đọng kéo dài, chây ì, cố tình không đóng BH thất nghiệp vẫn diễn ra ngày càng phức tạp. Đáng lo ngại nhất, tại nhiều DN, người lao động đã bị trích tiền lương để đóng BH nhưng DN không đóng hoặc không làm thủ tục chốt sổ cho người lao động.

Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định, Luật Bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào cuộc sống, song tình trạng "nợ chồng nợ", nợ năm sau cao hơn năm trước của các DN đã đến mức báo động. Nếu tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp... ở mức "kỷ lục" và kéo dài thì người lao động sẽ bị mất quyền lợi, chịu thiệt thòi khi gặp rủi ro. Một lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cảnh báo, hiện có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, hàng chục vạn lao động mất việc làm, đời sống vô cùng khó khăn. Việc DN "đua nhau" nợ đọng BHXH kéo dài càng khiến cuộc sống của người lao động lâm vào tình cảnh bi đát nếu chẳng may bị tai nạn, ốm đau, bệnh nặng. Thống kê của BHXH Việt Nam, tại 63 tỉnh, thành phố đều có DN nợ đọng BHXH. Tới nay, BHXH các địa phương mới chỉ khởi kiện được 1.617 DN, thu hồi hơn 272 tỷ đồng. 

Khó khăn lớn nhất hiện nay là BHXH chỉ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra mà không được xử phạt. Theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã đến lúc phải coi hành vi nợ đọng, "nợ chồng nợ" BHXH như hành vi nợ thuế kéo dài, tùy mức độ, DN có thể bị xử phạt hành chính đến chịu trách nhiệm hình sự.

Đan Thanh

Từ khoá: kiện ra tòa việt nam xử phạt bão bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm đồng bảo hiểm doanh nghiệp luật bảo hiểm bhxh quyền lợi lao động bảo hiểm xã hội người lao động

Lao động nữ xin nghỉ trước sinh

Tôi mang thai được 37 tuần, nhưng vì thai đôi nên cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến tôi muốn xin nghỉ trước sinh một thời gian. Xin hỏi quý báo, mong muốn của tôi có phù hợp với quy định? Liệu tôi có bị cắt giảm tiền lương hay trợ cấp thai sản gì không?

Phạm Diệu Hương (Khu đô thị Xa La, quận Hà Đông)

Trả lời:

Điều 157, Bộ luật Lao động quy định chế độ nghỉ thai sản như sau:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1, điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1, điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định kể trên "thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 2 tháng", nay chị đã mang thai được 37 tuần, chỉ còn 3-4 tuần là đến ngày sinh, nếu chị xin nghỉ trước sinh thì hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khoá: thai sản người sử dụng lao động bảo hiểm xã hội lao động người lao động quy định pháp luật bộ luật lao động

Khánh thành PVI Tower

(Petrotimes) -Ngày 10/1/2014 - Công ty cổ phần PVI (HNX:PVI) đã tổ chức Lễ khánh thành Tòa nhà PVI tại 168 Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của PVI tương xứng với tầm vóc của một định chế Bảo hiểm - Tài chính hàng đầu Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và lãnh đạo PVI cắt băng khánh thành tòa nhà PVI.

Khởi công năm 2010, sau hơn 3 năm thi công với những nỗ lực và quyết tâm cao nhất, Tòa nhà PVI (PVI Tower) đã được hoàn thành thể hiện tầm nhìn chiến lược của PVI khi hội tụ được cả hai yếu tố: vị trí đắc địa và chất lượng vượt trội. Tọa lạc trên khu đất có diện tích 4.941m2 thuộc khu đô thị mới Yên Hòa Cầu Giấy, nằm giữa hai hồ điều hòa thuộc công viên Yên Hòa và công viên Mỹ Đình, PVI Tower có 4 mặt tiếp giáp với các trục đường lớn.

Tòa nhà PVI Tower cao 26 tầng với tổng diện tích xây dựng là 61.400m2 và 02 tầng hầm có diện tích 8.848m2 với quần thể văn phòng cho thuê, nhà hàng, trung tâm hội thảo rộng 2.100m2 chuyên tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo cho 400 người.

Với những trang thiết bị hiện đại nhất của các thương hiệu hàng đầu thế giới và thiết kế thân thiện với môi trường cùng với việc bố trí tối đa cây xanh đã giúp tòa nhà tiết kiệm tối đa năng lượng và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Với những yếu tố này, PVI Tower đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất về văn phòng làm việc hạng A.

Công trình đẳng cấp, chất lượng vượt trội cùng thương hiệu của chủ đầu tư PVI đã khiến cho PVI Tower là điểm đến của nhiều doanh nghiệp tầm cỡ, đặc biệt là Samsung - Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu có vốn đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Trong bối cảnh phân khúc thị trường cho thuê văn phòng đang đóng băng trong một thời gian dài, PVI Tower đã được lấp đầy hơn 70% diện tích cho thuê, trở thành một điểm sáng của thị trường bất động sản Việt Nam.

Lãnh đạo PVI nhận chìa khóa tương trưng của tòa nhà PVI từ chủ đầu tư Contrexim.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: PVI Tower sẽ là nơi chứng kiến các thế hệ PVI viết tiếp những trang sử hào hùng, chứng kiến những ước mơ của PVI sẽ trở thành hiện thực. PVI Tower sẽ là điểm đến lý tưởng của những tài năng, những trí thức lớn, nơi khởi nguồn cho những hoài bão, ước mơ, sáng tạo, là nơi hội tụ của thành công và khát vọng.

Ông Bùi Vạn Thuận - Tổng giám đốc PVI Holdings phát biểu: "Tòa nhà PVI là biểu tượng cho sự đồng lòng, nhất trí của PVI để tiếp tục vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới, xây dựng PVI trở thành một định chế Bảo hiểm-Tài chính có tầm cỡ quốc tế."

Ông cũng nhấn mạnh sự thành công của PVI Tower là nhờ sự ủng hộ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, sự hợp tác hiệu quả của nhà phát triển bất động sản Contrexim, sự hỗ trợ quý báu từ quý cổ đông và quý khách hàng và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên PVI. Tòa nhà PVI Tower sẽ đem đến cho cán bộ nhân viên PVI những điều kiện làm việc tốt nhất, hiện đại nhất và đẳng cấp nhất.

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng lãnh đạo PVI chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa PVI và SeABank, Samsung.

Cũng nhân dịp này, công ty Cổ phần PVI đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina.

Theo đó, PVI Holdings sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phù hợp đến cán bộ nhân viên và khách hàng của SeABank và SeABank sẽ trở thành ngân hàng phục vụ chính cho các hoạt động của PVI Holdings và các đơn vị thành viên. PVI Holdings và Samsung Vina cũng đạt được thỏa thuận cho thuê văn phòng với tổng diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 2.400m2.

Trước đó, ngày 23/8/2013, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Samsung Electronics Vietnam cũng đã chính thức đi vào hoạt động tại PVI Tower với tổng diện tích mặt sàn xấp xỉ 10.000m2.

P.V

Từ khoá: nhân viên hợp tác tập đoàn văn phòng bão pvi pvi holdings công ty tổng giám đốc dầu khí việt nam trang thiết bị nguyễn anh tuấn sản phẩm bảo hiểm công ty cổ phần bất động sản phát triển việt nam

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Bảo hiểm khó khăn, VBI vẫn tăng trưởng

Bảo hiểm khó khăn, VBI vẫn tăng trưởng

VBI kỷ niệm năm năm thành lập ngày 9-1. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) - Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VBI), ngày 9-1 kỷ niệm 5 năm thành lập và cho biết mặc dù thị trường bảo hiểm trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng VBI vẫn đạt được các đạt kết quả khả quan trong năm 2013.

Ông Lê Tuấn Dũng, Tổng giám đốc VBI, cho biết tổng tài sản của VBI đến cuối năm 2013 đạt 814 tỉ đồng, tổng doanh thu 180 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 48 tỉ đồng, và đóng góp vào ngân sách nhà nước 23 tỉ đồng.

Ông Dũng cho biết năm năm qua doanh thu của VBI bình quân tăng trưởng gần 20%/năm; quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng trưởng đều theo doanh thu và sử dụng hiệu quả cho công tác đầu tư.

Tháng 4-2013, VBI đã được FAST500 vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Lần lượt trong các năm 2011 và 2012, VBI được Vietnam Report xếp thứ 841 và 699 trong TOP 1000 đơn vị nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Sau năm năm xây dựng phát triển, công ty đã cung cấp ra thị trường gần 100 sản phẩm bảo hiểm đa dạng. Đặc biệt, VBI đã thiết kế tích hợp các sản phẩm bảo hiểm, triển khai bán chéo qua hệ thống VietinBank.

Năm 2013, VBI là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên trên thị trường triển khai ứng dụng phần mềm bán hàng bancassurance (dịch vụ bảo hiểm liên kết với ngân hàng) để các cán bộ VietinBank cấp đơn trực tiếp cho khách hàng.

Được biết trong năm năm tới (2014-2018), VBI tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Các chỉ tiêu chính tăng bình quân: doanh thu 30%, quỹ dự phòng nghiệp vụ 30%; lợi nhuận 20%; vốn chủ sở hữu 10%; ROE 10-12%...

Hiện VBI có mạng lưới được mở rộng với 7 chi nhánh, 19 phòng bảo hiểm khu vực tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Từ khoá: công ty quỹ dự phòng nghiệp vụ lợi nhuận thị trường quỹ dự phòng bão vụ bảo hiểm dịch vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm phi nhân thọ việt nam doanh thu thị trường bảo hiểm trong nước tổng giám đốc tăng trưởng tổng tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp công ty bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm thị trường bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Bao giờ hết lạm dụng xét nghiệm?

PNO - Tại hội thảo Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng xét nghiệm y khoa do Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 9/1 tại Hà Nội, PGS-TS Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch hội hành nghề y tư nhân Việt Nam cho rằng, việc xét nghiệm cũng cần có y đức.

Y đức trong xét nghiệm chính là chất lượng. Chất lượng là kết quả đưa ra phải đảm bảo chính xác, đáp ứng lòng tin của người bệnh.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cả nước hiện có 38 bệnh viện (BV) tuyến trung ương (trung bình có ba khoa xét nghiệm/BV); 409 BV đa khoa và chuyên khoa (trung bình có ba khoa xét nghiệm/BV); 645 BV tuyến huyện (trung bình có một khoa xét nghiệm/BV) và trên 150 BV tư (mỗi BV có ít nhất một khoa xét nghiệm).

Một thực tế đang diễn ra đó là tình trạng người bệnh xét nghiệm ở nơi này không được nơi khác chấp nhận. Người bệnh đi khám bệnh là phải làm xét nghiệm mới, tốn thời gian, tăng chi phí của người bệnh. Nguyên nhân chính của vấn đề này là các BV không tin tưởng kết quả của nhau do phòng xét nghiệm chưa được chuẩn hóa. Bên cạnh đó là vấn đề lợi nhuận, dẫn đến lạm dụng xét nghiệm, nhất là y tế tư nhân và dịch vụ của nhà nước.

Khi cần thiết, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định việc chụp X-quang - Ảnh mang tính minh họa - PHÙNG HUY

Cũng theo PGS-TS Hoàng Văn Sơn, hiện chất lượng trang thiết bị, máy móc xét nghiệm chưa được kiểm tra thường xuyên. Trình độ, năng lực, máy móc của hệ thống xét nghiệm ở tuyến tỉnh trở xuống cũng như cơ sở y tế tư nhân còn yếu.

Hàng năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiến hành kiểm tra và luôn phát hiện các sai phạm trong xét nghiệm. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, BHXH Việt Nam, cho biết: tình trạng lạm dụng xét nghiệm dù đã được chấn chỉnh nhưng trên thực tế vẫn diễn ra. Điển hình của tình trạng này là vụ việc xảy ra tại BV đa khoa Hoài Đức, Hà Nội năm qua. Tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao diễn ra rất phổ biến. BHXH Việt Nam đã phát hiện, tại nhiều địa phương chi phí xét nghiệm đang có xu hướng tăng. Có nơi tổng chi phí xét nghiệm trước đó 20 - 25% giờ tăng lên 30 - 40%). Những xét nghiệm này để xác định có hợp lý không là cả vấn đề phức tạp. Hiện BHXH đang tổng kết và sớm có những thông báo về công tác bảo hiểm trong năm 2013. Khi đó sẽ có những con số cũng như dẫn chứng cụ thể về tình trạng lạm dụng xét nghiệm.

"Thời gian tới, cần đưa ra một lộ trình, tiến tới tất cả bắt buộc tất cả các phòng xét nghiệm y học phải thực hiện đảm bảo chất lượng, kiểm tra chất lượng, nội kiểm và ngoại kiểm, tiến tới công nhận kết quả của các phòng xét nghiệm đã được kiểm chuẩn. Cải tiến quy trình kiểm tra các phòng xét nghiệm, tăng cường kiểm tra về kỹ thuật và tin học, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý với các hội chuyên ngàn và hội hành nghề y tư nhân trong quá trình kiểm tra", PGS-TS Hoàng Văn Sơn mong muốn.

Bảo Thoa

Từ khoá: khám chữa bệnh bảo hiểm xã hội bảo hiểm bhxh chính sách bảo hiểm nâng cao chất lượng người bệnh kiểm tra chất lượng kết quả bão chi phí việt nam trang thiết bị

Huyền Như nhiều lần bật khóc vì "bản thân đã làm hại mọi người"

PNO - Bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh nói: " Vì tin tưởng Như là em ruột của tôi, không ngờ Như đưa tôi vào con đường phạm tội". Ngồi ở hàng ghế bị cáo, Huyền Như bật khóc.

 Sáng 9/1, phiên toà xét xử vụ siêu lừa Hỳnh Thị Huyền Như đến phần Viện KSND TP.HCM xét hỏi.

Vị công tố không xét hỏi vì cho rằng HĐXX xét hỏi đã rõ và giữ nguyên cáo trạng. Vì vậy, HĐXX cho các luật sư xét hỏi.

Tạm dẫn Huyền Như về trại giam.

Mở đầu phần xét hỏi, LS Đặng Văn Châu bảo vệ cho Bảo hiểm Toàn Cầu hỏi Huyền Như 125 tỉ đồng gửi vào tài khoản tiền gửi tại VietinBank thuộc quyền quản lý của ai. Như trả lời: "Thuộc quyền quản lý của Bảo hiểm Toàn Cầu.

"Bị cáo và ngân hàng giữ, chẳng lẽ không có trách nhiệm gì?", luật sư hỏi tiếp. Như "đề nghị luật sư xem lại quy định".

Sau đó, luật sư Châu hỏi sang việc chuyển 125 tỉ đồng có làm lệnh chi không?. Như khai: "Có làm lệnh chi photo, bị cáo ký giả, không có lệnh chi thật của Bảo hiểm Toàn Cầu".

Để làm rõ vấn đề này, luật sư hỏi Phạm Thị Tuyết Anh, (nguyên nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank), cô này cho biết, đến nay lệnh chi của Bảo hiểm Toàn Cầu vẫn chưa có bản chính, còn lúc đó có bản fax. "Khi chuyển tiền đi đã có chứ ký, đã có đóng dấu, còn chứng từ gốc do chị Như chịu trách nhiệm bổ sung".

Sau đó, luật sư Châu chuyển sang hỏi đại diện Ngân hàng VietinBank về trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng và các bị cáo vi phạm rõ ràng (trong việc chuyển tiền) suốt thời gian dài, VietinBank không phát hiện ra... Tuy nhiên, đại diện VietinBank nhiều lần tránh né trả lời trực tiếp vào câu hỏi làm không khí phòng xử trở lên căng thẳng, buộc lòng HĐXX nhắc nhở và thay đổi cách xét hỏi, không cho các luật sư xét hỏi trực tiếp mà cho VietinBank ghi nhận các câu hỏi rồi trả lời đầy đủ, trả lời chung một lần.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm đại diện Công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank - đề nghị hỏi riêng VietinBank vì quyền lợi gắn chặt với Vietinbank nhưng cũng bị từ chối.

Sau đó, HĐXX cho các luật sư hỏi các bị cáo thân thuộc với Như.

LS Trương Thị Hòa hỏi Huỳnh Mỹ Hạnh (chị của Huyền Như), Hạnh cho biết: "Trước khi về làm cho Công ty Hoàng Khải, bị cáo bán hột vịt lộn". "Nguyên nhân nào chị về làm cho Công ty Hoàng Khải?" - luật sư Hòa hỏi.

Hạnh khai: "Lúc đó, Như nói bán hột vịt lộn khi có khi không, thôi về làm công ty cho em. Sau đó, Như kêu tôi làm Phó giám đốc Công ty Hoàng Khải. Tôi đã thắc mắc và nói không đủ khả năng để làm, Như nói với tôi "chị là chị ruột của em hổng lẽ em hại chị sao, kêu chị làm cái gì thì chị làm cái đó đi, em không làm cái gì vi phạm pháp luật cả". Hạnh tiếp: "Khi ký hồ sơ vay tại VIB, tôi không biết trước hồ sơ, không biết số tiền. Như kêu ký thì ký".

Luật sư Hòa hỏi tiếp: "Chị suy nghĩ thế nào khi bị truy tố ra tòa?", Hạnh nghẹn ngào: "Tôi rất ân hận. Vì tin tưởng Như là em ruột của tôi, không ngờ Như đưa tôi vào con đường phạm tội".

Ngồi trước vành móng ngựa, Huyền Như bật khóc khi nghe chị gái khai như vậy.

Được luật sư thẩm vấn để làm rõ quan hệ Như và Hạnh, Huyền Như khai "thuê Hạnh làm nhân viên của Công ty Hoàng Khải, tiền lương 3 triệu sau tăng lên 7 - 8 triệu đồng/tháng. Toàn bộ do bị cáo làm, chị Hạnh không biết". Như khóc: "Bị cáo biết mình có lỗi. Bị cáo đã năn nỉ chị Hạnh làm, thuyết phục chị rằng có tiền trong tài khoản Hoàng Khải sẽ tự trích thanh toán mà không nói cho chị Hạnh biết sự thật".

Bị cáo Võ Anh Tuấn trên đường về trại tạm giam

LS Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn và Phạm Thị Tuyết Anh hỏi về mối quan hệ giữa Võ Anh Tuấn và Huỳnh Thị Huyền Như. Như khai có quan hệ đồng nghiệp với Võ Anh Tuấn khi cả hai cùng làm tại Phòng tín dụng VietinBank chi nhánh TP.HCM. Khi đó, Tuấn làm Phó phòng Tín dụng, còn Như làm cán bộ tín dụng.

Luật sư Hoài hỏi câu hỏi tương tự cho Võ Anh Tuấn :"Hai người có quan hệ tình cảm gì không?". Tuấn thưa: "Bị cáo và Như chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và hùn hạp làm ăn không có tình cảm gì".

Luật sư Hoài hỏi tiếp: "Có bao giờ bị cáo tâm sự việc Như dính vào tín dụng đen và mường tượng sự việc như hôm nay không?. Tuấn đáp: "Mỗi người đều có gia đình riêng nên không phải việc gì Như cũng kể".

Về mối quan hệ làm ăn giữa mình và Như, Tuấn cho rằng đến năm 2007, Như cùng Tuấn thành lập Công ty Hoàng Khải để kinh doanh xuất nhập khẩu gạo, Như làm giám đốc, Tuấn là thành viên góp 500 triệu đồng. Như góp vốn bằng đất. Sau đó, công ty này không hoạt động gì. Như dùng 500 triệu đồng kinh doanh chứng khoán. Đến tháng 2/2011, Võ Anh Tuấn và Như cùng góp vốn xây dựng Nhà máy lau bóng gạo tại An Giang. Như góp 4.701,10 mét vuông đất, còn Tuấn đầu tư xây dựng nhà máy. Tuấn khai chịu trách nhiệm thực hiện dự án này. "Khoản tiền 10 tỉ đồng chuyển vào Công ty Hoàng Khải, bị cáo không biết nhưng toàn bộ tiền chuyển trả thanh toán xây dựng tường bao, nhà xưởng cho dự án này là từ Hoàng Khải".

Như khai "10 tỉ đồng nói trên có được do kinh doanh chứng khoán, bất động sản từ 500 triệu đồng của Tuấn ban đầu, việc chiếm đoạt số tiền 80 tỉ đồng của Thái Bình Dương không liên quan đến Võ Anh Tuấn, mà do bị cáo (Huyền Như) giả chữ ký". Trong việc chiếm đoạt của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên 1.598 tỉ đồng, Như khai Tuấn không biết gì. Việc Như làm giả con dấu của VietinBank Nhà Bè, Võ Anh Tuấn cũng không biết.

Khi nói về suy nghĩ mình, Như khóc nói: "Vì việc làm sai trái của bị cáo mà các đồng nghiệp phải ngồi đây cùng với các bị cáo trước vành móng ngựa. Chỉ vì dính vào tín dụng đen mà bị cáo bị xoáy vào đồng tiền rồi cố gắng xoay xở mà vô tình hại mọi người, bị cáo rất ân hận".

Như vậy, sáng nay, có 6 luật sư đã hỏi các bị cáo. Chiều nay, các luật sư tiếp tục phần thẩm vấn.

Phan Hồng

Từ khoá: công ty cổ phần tín dụng bảo hiểm toàn cầu toàn cầu luật sư xây dựng bão chứng khoán kinh doanh bất động sản công ty gia trách nhiệm bảo hiểm thành lập công ty vietinbank

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Có giải quyết được bất cập?

(HNM) - Tại hội thảo "Triển khai đề án thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) theo định suất" do Bộ Y tế tổ chức vào chiều qua (7-1), nhiều đại biểu cho rằng, thời gian qua, Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã nỗ lực xây dựng phương thức chi trả mới là thanh toán BHYT theo định suất. Tuy nhiên, khi áp dụng, phương thức này bộc lộ không ít bất cập, cần điều chỉnh nhằm khắc phục nhược điểm.

"Tuyến trên" tiêu tiền của "tuyến dưới"

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, hiện nay, phương thức thanh toán BHYT theo định suất là một trong 3 phương thức chi trả được quy định trong Luật BHYT. Theo đánh giá sơ bộ, việc triển khai phương thức này bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Số địa phương triển khai thanh toán BHYT theo định suất tăng lên qua các năm. Đến năm 2012, đã có 62/63 tỉnh, thành phố áp dụng phương thức thanh toán này, chỉ còn duy nhất TP Hồ Chí Minh chưa triển khai. Tỷ lệ thực hiện thanh toán theo định suất là 42% trên tổng số đơn vị ký hợp đồng KCB BHYT.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho thấy, phương thức thanh toán BHYT theo định suất đang áp dụng tại Việt Nam còn nhiều điểm bất cập, cả về thiết kế cũng như triển khai thực hiện. Theo nguyên tắc chung được các nước trên thế giới đã áp dụng thành công, phương thức chi trả theo định suất chủ yếu sử dụng cho điều trị ngoại trú và chăm sóc sức khỏe ban đầu, nói cách khác là hoạt động dự phòng sức khỏe tại cộng đồng. Trong khi đó, ở Việt Nam, thiết kế định suất bao gồm cả điều trị nội trú, làm nảy sinh bất cập. Việc chi trả BHYT theo định suất được áp dụng một mức giá chi phí dịch vụ cố định cho một dịch vụ cung cấp luôn thay đổi, dẫn tới hệ quả không thể tránh là khả năng thừa quỹ hoặc vỡ quỹ định suất tại các tuyến. Năm 2011, có 418 cơ sở KCB có kết dư quỹ định suất với tổng số tiền 622 tỷ đồng, trong khi đó, ở 272 cơ sở KCB khác lại bội chi quỹ định suất với tổng số tiền 864 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, bất cập lớn nhất trong việc thực hiện thanh toán BHYT theo định suất là tình trạng "tuyến trên tiêu tiền của tuyến dưới". Quỹ định suất giao cho bệnh viện (BV) cả chi phí KCB đa tuyến và chi phí KCB bệnh nhân tự trả và thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH, dẫn đến rủi ro bội chi quỹ định suất do bệnh nhân KCB vượt tuyến. Trong thực tế, tỷ lệ bệnh nhân tự ý vượt tuyến tương đối cao, lên tới 75% ở một số địa phương. Điều đáng nói là mức chi phí KCB tại các tuyến trên thường cao gấp nhiều lần so với tuyến dưới vì nhiều lý do, trong đó có chuyện "thoáng tay" trong việc chỉ định, xét nghiệm, chụp chiếu cũng như kê đơn thuốc. Nếu thanh toán đa tuyến, đương nhiên là BV "tuyến dưới" không thể kiểm soát được dịch vụ và các khoản chi phí diễn ra ngoài cơ sở của mình. Kết quả là nhiều BV "tuyến dưới" đã bị thâm hụt quỹ định suất do chi phí đa tuyến, nhiều BV lâm vào cảnh nợ tiền thuốc trầm trọng, ảnh hưởng tới tình hình tài chính và hoạt động chuyên môn.

Triển khai thanh toán BHYT theo định suất từ năm 2016

Trước những bất cập trong triển khai phương thức thanh toán theo định suất, Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo sửa đổi hướng dẫn thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất. Nội dung sửa đổi liên quan đến thiết kế phương thức thanh toán, bao gồm phạm vi áp dụng, phương thức khoán quỹ và cách tính quỹ định suất. Sự điều chỉnh sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KCB BHYT cũng như quỹ KCB BHYT, liên quan đến việc phân bổ kinh phí và cân đối quỹ bảo hiểm, do đó, lãnh đạo Bộ Y tế và cơ quan BHXH Việt Nam cho rằng, nên tiến hành triển khai và đánh giá kết quả thí điểm phương án sửa đổi, tạo căn cứ thực tiễn để xây dựng thông tư hướng dẫn triển khai thanh toán BHYT theo định suất trên quy mô toàn quốc từ năm 2016.

Thay đổi trước tiên là phạm vi dịch vụ được chi trả theo định suất được giới hạn trong các dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở. Mặt khác, chi phí dịch vụ đa tuyến sẽ được đưa ra khỏi quỹ định suất, giúp giải quyết vướng mắc lớn nhất hiện nay là quỹ định suất tại BV tuyến huyện bị trừ tới hơn 50% để chi trả cho các dịch vụ đa tuyến và các đơn vị thực hiện khoán định suất không thể kiểm soát được các chi phí này. Việc áp dụng mức trần định suất cứng (tức là nếu đơn vị nhận định suất sử dụng quá mức được giao thì BHXH không thanh toán, đơn vị phải tự cân đối) sẽ giúp kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng trong mức cho phép.

Phương án sửa đổi được đề nghị đưa vào đề án thí điểm và bắt đầu áp dụng từ tháng 1-2014, tại 4 tỉnh: Bắc Ninh, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa. Ông Cao Ngọc Ánh (Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế) cho biết, sau khi thực hiện đề án, cuối năm 2014 Bộ Y tế sẽ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án sửa đổi để tiếp tục áp dụng cho các địa phương khác. Theo lộ trình, việc triển khai thanh toán BHYT theo định suất sẽ được áp dụng trên quy mô toàn quốc vào năm 2016.

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê yêu cầu các đơn vị triển khai thanh toán BHYT theo định suất phải bảo đảm người bệnh được KCB theo đúng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật mà Bộ Y tế đã ban hành. Mặt khác, các dịch vụ y tế phải bảo đảm an toàn, chất lượng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh.

 

Ngày 7-1, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp về Dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc BHYT thanh toán. Theo dự thảo, danh mục thuốc BHYT mới dự kiến sẽ loại bỏ 106 hoạt chất và 139 thuốc, bao gồm những thuốc có hiệu quả điều trị không rõ ràng, thuốc hỗn hợp vitamin dạng phối hợp đa thành phần không phải dạng truyền thống và thuốc trùng tên. Ngoài ra, còn một số thuốc đã được Cục Quản lý dược thông báo ngừng cấp số đăng ký. Để hạn chế lạm dụng thuốc, dự kiến sẽ có 34 thuốc được giới hạn chỉ định, quy định bệnh nào thì được thanh toán, thanh toán bao nhiêu...

Từ khoá: việt nam bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ bão gia bhxh kết quả chi phí khám chữa bệnh bệnh nhân thí điểm chữa bệnh bảo hiểm xã hội triển khai quy định kế hoạch tài chính dịch vụ thanh toán điều trị ngoại trú quỹ bảo hiểm điều trị nội trú

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Generali Việt Nam ra mắt sản phẩm Bảo an Đăng khoa

(ĐTCK) Công ty Generali Việt Nam vừa ra mắt một sản phẩm bảo hiểm giáo dục mới dành cho các bé từ 30 ngày tuổi trở lên với quỹ tiết kiệm vượt trội, bảo vệ toàn gia đình với thời gian đóng phí linh hoạt tùy theo nhu cầu của cha mẹ.

    Sản phẩm mới này được Generali Việt Nam đưa ra thị trường nhân sự kiện phát động kinh doanh 2014 của Công ty được tổ chức tại TP. HCM và Hà Nội.

    Bảo an Đăng khoa của Generali Việt Nam sẽ giúp các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm với những giải pháp bảo vệ tài chính được hoạch định theo từng bước đi trên con đường học vấn của con mình.  

    Ngoài quyền lợi bảo hiểm giúp chu toàn ngân sách giáo dục ngay cả khi người đóng phí gặp rủi ro, lần đầu tiên và duy nhất trên thị trường sản phẩm có chi trả quyền lợi tiền mặt hàng năm giá trị cao ngay từ năm hợp đồng đầu tiên giúp cha mẹ trang trải những chi phí học tập cần thiết, hoặc có thể dùng để đóng phí nếu gặp khó khăn tạm thời về tài chính.

    Các phiếu tiền mặt này cũng có thể để lại để hưởng lãi theo lãi suất đầu tư thực tế của thị trường...

Từ khoá: bảo vệ tài chính quyền lợi bảo hiểm bão generali việt nam sản phẩm bảo hiểm việt nam generali thị trường bảo hiểm giáo dục

Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí

ThS. Phạm Ngọc Quang, CFA - ThS. Trần Phú Việt (Theo Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm)

(Tài chính) Bảo hiểm hưu trí là một hình thức bảo hiểm thuộc hệ thống hưu trí thu hút được sự quan tâm rất lớn của người lao động ở tất cả các nước trên thế giới. Một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của bất kỳ chương trình bảo hiểm hưu trí nào là quỹ đầu tư bảo hiểm hưu trí hay gọi tắt là quỹ hưu trí.

Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí được hình thành từ những khoản đóng góp của người tham gia bảo hiểm hưu trí. Nguồn: internet

Quỹ hưu trí được hình thành từ những khoản đóng góp của người tham gia bảo hiểm hưu trí (ngườilao động và người sử dụng lao động) và thực hiện các hoạt động đầu tư để chi trả quyền lợi hưu trí cho người lao động khi đến tuổi về hưu. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, quỹ hưu trí là quỹ đầu tư có quy mô tài sản quản lý lớn nhất thị trường. Theo một thống kê do công ty Towers Watson phối hợp với tạp chí Pensions & Investments thực hiện, tại thời điểm cuối năm 2012, tổng tài sản quản lý của 300 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới lên tới 14.000 tỷ USD.

Mục tiêu đầu tư của quỹ hưu trí

Tương tự như các quỹ đầu tư khác, quỹ hưu trí cũng có các mục tiêu đầu tư khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của chương trình bảo hiểm hưu trí. Xét theo cơ chế đóng góp - thụ hưởng của người tham gia bảo hiểm hưu trí, quỹ hưu trí bao gồm 02 loại:

Quỹ hưu trí hoạt động theo cơ chế mức hưởng xác định trước (Defined Benefit, viết tắt là DB): Khi đến tuổi về hưu, người lao động sẽ nhận được quyền lợi hưu trí theo mức đã thống nhất trước từ quỹ DB bất kể kết quả đầu tư của quỹ ra sao (Ví dụ: 20% của lương bình quân 5 năm trước khi về hưu). Trường hợp kết quả đầu tư của quỹ không đủ bù đắp các khoản chi trả quyền lợi hưu trí, người sử dụng lao động sẽ phải bù đắp phần chênh lệch.

Như vậy, mục tiêu đầu tư ưu tiên của quỹ DB là bám sát mức chi trả quyền lợi hưu trí đã thống nhất với người lao động. Tất nhiên, các quỹ DB cũng có thể hướng đến mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao hơn nghĩa vụ chi trả nhưng thực tế hoạt động đầu tư cho thấy đây không thường xuyên là mục tiêu có tính khả thi.

Quỹ hưu trí hoạt động theo cơ chế mức đóng xác định(Defined Contribution, viết tắt là DC): Khi đến tuổi về hưu, người lao động sẽ nhận được quyền lợi hưu trí căn cứ vào kết quả đầu tư của quỹ DC. Không giống như quỹ DB, nghĩa vụ của người sử dụng lao động chấm dứt ngay khi đã hoàn thành các khoản đóng góp vào quỹ theo thỏa thuận với người lao động. Như vậy, mục tiêu đầu tư của quỹ DC là tối đa hóa lợi nhuận cho người lao động trên cơ sở các khoản đóng góp và quy định đối với hoạt động đầu tư của quỹ.

Nhìn lại lịch sử phát triển của các quỹ hưu trí trên thế giới, quỹ DB là loại hình quỹ hưu trí xuất hiện đầu tiên. Tuy nhiên, quỹ DB hiện đang được thay thế bằng quỹ DC, đặc biệt là tại các nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho xu hướng này, trong đó một nguyên nhân hay được nhắc tới là thị trường chứng khoán hiện đại càng ngày càng biến động phức tạp. Có những giai đoạn thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chi trả của các quỹ DB trong khi quyền lợi hưu trí vẫn không thay đổi dẫn tới người sử dụng lao động phải thực hiện các khoản đóng góp bổ sung ngày càng lớn.

Kết quả là trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động không thể thực hiện được nghĩa vụ đóng góp của mình. Một nguyên nhân khác là quyền lợi của người lao động tham gia các quỹ DC được quản lý theo tài khoản cá nhân. Trong một môi trường lao động hiện đại, khi người lao động chuyển đổi công việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, quyền lợi hưu trí của họ có thể được duy trì và cập nhật dễ dàng hơn với cơ chế của quỹ DC.

Quy tắc giới hạn định lượng (Quantitative Limit Rule) và quy tắc thận trọng (Prudent Person Rule):

Ngoài vai trò là một phương tiện đầu tư, quỹ hưu trí có ý nghĩa xã hội rất lớn vì kết quả đầu tư của quỹ tác động trực tiếp tới cuộc sống của người lao động. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí chịu sự giám sát rất chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại, có hai cách tiếp cận đối với việc giám sát hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí như sau:

Quy tắc giới hạn định lượng (QLR): Theo quy tắc này, tỷ trọng của một loại tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ được xác định cụ thể căn cứ vào mức độ rủi ro của bản thân tài sản đó (Ví dụ: Trái phiếu chính phủ tối thiểu 50%, cổ phiếu tối đa 20%...). Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng nên cơ quan quản lý dễ dàng triển khai việc kiểm tra, giám sát. Chính vì ưu điểm này mà quy tắc giới hạn định lượng được sử dụng phổ biến tại các nước đang phát triển.

Mặc dù vậy, nhược điểm của nó là trong nhiều trường hợp, các giới hạn về tỷ trọng khá cứng nhắc. Theo lý thuyết tài chính hiện đại, rủi ro của một tài sản được đánh giá trong mối quan hệ tương quan với các loại tài sản khác trong danh mục đầu tư. Nếu đặt riêng rẽ, một tài sản có thể có rủi ro cao nhưng nếu đặt trong một danh mục đầu tư đa dạng, tài sản đó có thể góp phần giảm thiểu rủi ro cho danh mục.

Quy tắc thận trọng (PPR):Quy tắc này không đưa ra một giới hạn cụ thể nào cho các tài sản trong danh mục đầu tư mà thay vào đó là những tiêu chí mà người quản lý đầu tư phải tuân thủ trong quá trình thực hiện đầu tư cho quỹ hưu trí (Ví dụ: Hành động vì lợi ích tối đa của người thụ hưởng, Xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, Tránh các rủi ro không thích hợp, Tránh xung đột lợi ích...).

Nếu QLR chú trọng đến kết quả thực hiện thì PPR tập trung vào quá trình thực hiện. Ưu điểm của PPR là cho phép xây dựng được một hệ thống các quỹ hưu trí đa dạng hoạt động theo cơ chế DC, đáp ứng được nhu cầu phong phú của người lao động. Nhược điểm của cách tiếp cận này chính là độ phức tạp trong quá trình giám sát. Vì vậy, PPR chỉ được áp dụng tại các nước có thị trường tài chính phát triển và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh như Mỹ, EU...

Một số loại quỹ hưu trí dạng DC

Sự ra đời của bảo hiểm hưu trí theo cơ chế DC kết hợp với quy tắc PPR đã dẫn tới sự phát triển đa dạng của các quỹ hưu trí. Hiện tại, ở các nước phát triển, khi triển khai chương trình bảo hiểm hưu trí cho người lao động, người sử dụng lao động phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng một hệ thống các quỹ hưu trí. Mỗi quỹ hưu trí trong hệ thống sẽ áp dụng một chiến lược đầu tư với mức độ rủi ro nhất định. Căn cứ vào các đặc điểm riêng của bản thân, đặc biệt là khả năng chấp nhận rủi ro, người lao động sẽ tự quyết định việc phân bổ tài sản vào hệ thống các quỹ hưu trí đó.

Ưu điểm của chương trình bảo hiểm hưu trí dạng này là sự linh hoạt đối với người lao động. Mặc dù vậy, nhược điểm của nó là người lao động phải được trang bị những kiến thức về tài chính, đầu tư khá chuyên sâu để hiểu được hoạt động của quỹ hưu trí cũng như những đặc điểm của bản thân để từ đó xây dựng được một kế hoạch phân bổ tài sản phù hợp. Mặt khác, nếu cơ quan quản lý áp dụng những quy tắc hạn chế định lượng quá chặt thì sẽ hạn chế đến việc hình thành một hệ thống quỹ đầu tư đa dạng.

Ngoài cơ chế linh hoạt như trên, trường hợp người lao động không thể quyết định được kế hoạch phân bổ tài sản của mình, nhiều chương trình bảo hiểm hưu trí đưa ra một lựa chọn khác gọi là lựa chọn "mặc định". Thông thường lựa chọn mặc định là một quỹ đầu tư sử dụng chiến lược đầu tư cân bằng theo đó tỷ trọng của các loại tài sản trong danh mục đầu tư được quy định cụ thể trong suốt thời gian hoạt động của quỹ (Ví dụ: Tỷ trọng cổ phiếu là 50%, trái phiếu là 50%...). Theo định kỳ, người quản lý đầu tư sẽ kiểm tra tỷ trọng của các loại tài sản trong danh mục đầu tư và thực hiện điều chỉnh về tỷ trọng mục tiêu nếu cần thiết (Ví dụ: Bán cổ phiếu được xem là over-priced và mua cổ phiếu được xem là under-priced).

Một hình thức lựa chọn mặc định khác là quỹ hưu trí đã xác định sẵn thời điểm kết thúc hoạt động (Target date fund). Người lao động sẽ lựa chọn quỹ hưu trí nào có thời điểm kết thúc hoạt động sát với thời điểm dự kiến về hưu nhất (Ví dụ: Người lao động dự kiến về hưu năm 2030 sẽ lựa chọn 2030 target date fund). Trong giai đoạn đầu, quỹ sẽ tập trung vào các tài sản có mức độ rủi ro cao (Có thể là 90% cổ phiếu, 10% trái phiếu). Trong quá trình hoạt động, tỷ trọng của các loại tài sản có mức độ rủi ro cao sẽ được điều chỉnh giảm dần để đảm bảo càng đến gần thời điểm kết thúc hoạt động thì người lao động sẽ có được một tỷ suất lợi nhuận ổn định.

Quản lý rủi ro cho quỹ hưu trí

Sự khác biệt cơ bản về rủi ro đối với Quỹ hưu trí có mức đóng xác định (Defined Contribution) và Quỹ hưu trí có mức hưởng xác định trước (Defined Benefit) nằm ở rủi ro về đầu tư. Nếu như đối với quỹ DB, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro khi giá trị tài sản của quỹ hưu trí giảm mạnh, thì với quỹ DC, rủi ro này đã được chuyển sang cho người lao động. Có thể nói việc các doanh nghiệp tham gia Quỹ hưu trí DC sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro nào. Nếu lợi nhuận của quỹ hưu trí thấp hơn kì vọng, khi đó người lao động sẽ phải chịu phần chênh lệch này.

Đối với quỹ hưu trí DC, nhà quản lý quỹ cũng sẽ không phải ước tính giá trị hiện tại của khoản nợ phải trả trong tương lai (vốn không hề dễ dàng bởi khó có thể xác định chính xác lãi suất chiết khấu trong tương lai), điều này sẽ loại bỏ rủi ro về thanh khoản giữa giá trị về tài sản (asset) và nợ phải trả (liability). "Cơn bão hưu trí" (A Perfect storm pension) - khái niệm ám chỉ khi giá trị tài sản của quỹ hưu trí giảm mạnh xuống dưới giá trị chiết khấu của khoản nợ - vốn xuất hiện tại thời điểm khủng hoảng năm 2000 và 2008 sẽ không xảy ra với Quỹ hưu trí DC. Vì vậy rủi ro về thanh khoản trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ và tài sản của quỹ hưu trí sẽ được giảm tối đa.

Do người lao động sẽ tự lựa chọn quỹ hưu trí theo các hình thức đầu tư khác nhau (cổ phiếu, trái phiếu, công cụ tiền tệ khác..) nên mức độ rủi ro về đầu tư cũng sẽ rất khác nhau theo từng cấu trúc tài sản, cũng như mức chấp nhận rủi ro của người lao động. Nhìn chung, quỹ hưu trí DC sẽ gặp phải các loại rủi ro chính như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

Rủi ro về thị trường - Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận

Rủi ro về thị trường là rủi ro thất thoát vốn do những biến động bất thường của thị trường gây ra như giá cổ phiếu, biến động của lãi suất. Để giảm thiểu rủi ro về thị trường ở cách thức đơn giản và phổ biến nhất đó chính là tăng tỷ trọng đầu tư của quỹ vào các loại tài sản an toàn.

Tài sản của quỹ hưu trí có thể được đầu tư vào những công cụ tài chính có mức rủi ro thấp hoặc phi rủi ro như trái phiếu Chính phủ. Nhược điểm của loại hình đầu tư trên là mức biến động về lợi nhuận thấp, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận trung bình thu được của quỹ cũng thấp theo, do đó, sẽ làm giảm mức thu nhập trung bình của người lao động.

Ngoài ra, loại tài sản được coi là an toàn (như trái phiếu Chính phủ) có thể có mức rủi ro thấp trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì không phải như vậy. Ví dụ, nếu rủi ro về lạm phát ở mức cao, vậy trái phiếu Chính phủ sẽ có mức lãi suất thực rất thấp. Trong khi đó, loại tài sản được xem như có mức rủi ro rất lớn trong ngắn hạn (như cổ phiếu) trong thực tế lại có thể là một loại tài sản an toàn với mức lợi nhuận và biến động tốt hơn trong dài hạn.

Để giám sát rủi ro về thị trường, các công cụ cơ bản thường được sử dụng như:

-     Stress Tests: Thiết lập các kịch bản của thị trường một cách ngẫu nhiên hay được xây dựng bởi dữ liệu trong quá khứ. Đây là một cách thức hiệu quả được sử dụng để rà soát lại vị thế của danh mục đầu tư.

-     Value At Risk (VaR): đo lường mức độ tổn thất tiềm năng của danh mục qua một khoảng thời gian nhất định ứng với độ tin cậy cho trước.

Ngoài hai chỉ số chính kể trên, các công cụ khác như kiểm tra khả năng đa dạng hóa về cổ phiếu, ngành nghề đầu tư, tracking error (cho danh mục cổ phiếu) hay PV01, Macaulay Duration (cho danh mục trái phiếu) cũng được sử dụng để quản lý rủi ro cho danh mục đầu tư. Các công cụ giám sát có thể thêm bớt, thay đổi tùy thuộc vào cơ cấu về tài sản, mục tiêu về lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro của danh mục.

Rủi ro về tín dụng

Đây là rủi ro khi đối tác mất khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài chính, dẫn đến nguy cơ mất vốn đầu tư (trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi tại tổ chức tín dụng). Thông thường trên thế giới, để kiểm soát rủi ro này, các nhà quản lý quỹ sẽ sử dụng bảng xếp hạng về tín dụng do các tổ chức uy tín cung cấp như Moody's, S&P, Fitch... Tuy nhiên tại Việt Nam, việc xếp hạng tín dụng chưa được phổ biến nên giải pháp duy nhất là áp dụng mô hình tín dụng nội bộ (như mô hình định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng của từng tổ chức phát hành của Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt). Ngoài ra mức độ đa dạng hóa về trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi cũng cần phải được giám sát chặt chẽ bằng việc đưa ra các giới hạn đầu tư tối đa vào một tổ chức tín dụng nhằm hạn chế tổn thất nếu có rủi ro phát sinh.

Rủi ro về hoạt động

Cùng với sự trở lại của những cuộc khủng hoảng về tài chính trong những năm qua, các tổ chức tài chính ngày càng chú trọng hơn trong việc áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động của mình. Trong một bản nghiên cứu trong năm 2010, 89% các tổ chức tài chính chuyên nghiệp đều đã bổ nhiệm giám đốc về quản lý rủi ro trong vai trò tập trung và giải trình các báo cáo liên quan đến rủi ro của quỹ.

Rủi ro về hoạt động có thể gây nên những tổn thất trầm trọng cho quỹ đầu tư, nguyên nhân xuất phát có thể từ việc không tuân thủ các quy định về rủi ro hoạt động, do hệ thống công nghệ thông tin, quy trình xử lý giao dịch, tiến hành thanh toán chậm trễ, hoặc do bên thứ ba gây ra.

Do đó cần phải có kiểm soát nội bộ để kiểm soát các rủi ro liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư như rủi ro hoạt động, rủi ro thương mại. Đối với rủi ro từ bên thứ ba, công ty cần phải tiến hành quy trình due diligence nhằm đánh giá chi tiết về năng lực của đối tác, sự thông qua của Ủy ban Quản lý rủi ro, và cuối cùng thường xuyên giám sát chất lượng của đối tác.

Quỹ hưu trí - Mảnh đất màu mỡ cho các công ty quản lý quỹ

Hoạt động đầu tư của quỹ hưu trí không được thực hiện trực tiếp bởi người lao động hay doanh nghiệp sử dụng lao động mà sẽ được giao cho các công ty quản lý lý quỹ chuyên nghiệp thông qua hình thức hợp đồng ủy thác. Tại Việt Nam, quỹ hưu trí vẫn là một khái niệm khá mới mẻ và các công ty quản lý quỹ nội địa vẫn đang trong quá trình tìm hiểu cũng như học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc vận hành và quản lý rủi ro cho hoạt động đầu tư của quỹ. Những khảo sát mới đây đã cho thấy tiềm năng huy động quỹ dạng này ở Việt Nam là rất lớn.

Theo điều tra năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với gần 700 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có đến 70% doanh nghiệp mong muốn và sẵn sàng tham gia cho người lao động vào quỹ hưu trí bổ sung. Có thể nói, với sự ra đời và phát triển của Quỹ hưu trí bổ sung đã mở ra cánh cửa mới cho cả người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động và các công ty quản lý quỹ.

Từ khoá: xây dựng cổ phiếu thị trường tài chính kết quả nghĩa vụ công ty quản lý quỹ đầu tư bảo hiểm quyền lợi gia tham gia bảo hiểm quy tắc công ty mức độ tổn thất lựa chọn quản lý nhà nước giảm thiểu rủi ro đóng góp tổn thất quy định cơ quan quản lý nhà nước việt nam mức thu nhập bảo hiểm chính phủ lao động người tham gia bảo hiểm công nghệ thông tin hình thức bảo hiểm tổng tài sản tài chính tài sản thị trường hạn chế người lao động hệ thống pháp luật thị trường chứng khoán doanh nghiệp thế giới bão công cụ giám sát đầu tư trái phiếu người sử dụng lao động kiểm tra phát triển quản lý quỹ chương trình bảo hiểm đa dạng an toàn hạn chế tổn thất lợi nhuận hình thức quy trình đối tác tín dụng bảo hiểm hưu trí

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Lào Cai nợ đọng bảo hiểm gần 40 tỷ đồng

VOV.VN - Các đơn vị nợ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do sản xuất không hiệu quả, ngừng hoạt động. 

ảnh: Tạp chí tài chính

Bảo hiểm xã hội Lào Cai cho biết, hết năm 2013, tình trạng nợ đọng bảo hiểm lên đến gần 40 tỷ đồng tại 216 đơn vị.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp đôn đốc thu nợ, tạo điều kiện cho các đơn vị giải quyết quyền lợi cho người lao động.

 

Ông Đường Minh Tấn, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai cho biết: "Bảo hiểm xã hội tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị  đã ký kết quy chế phối hợp tăng cường đôn đốc triển khai thực hiện việc nợ này. Đồng thời, báo cáo với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân có biện pháp chỉ đạo các đơn vị cùng tham gia và tăng cường thực hiện chỉ thị 21 của Bộ Chính trị về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế"./.

Thanh Thủy/VOV - Tây Bắc

Từ khoá: chính sách bảo hiểm bão bảo hiểm xã hội đồng bảo hiểm người lao động vi bảo hiểm bảo hiểm

Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 1 năm 2014

Ảnh minh họa - nguồn internet.
(eFinance Online) - Từ tháng 1/2014, một số quy định, chính sách mới về Tài chính, kiểm toán...có hiệu lực thi hành, cụ thể như sau:

Lĩnh vực Tài chính

Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết luật quảng cáo đã đưa ra những quy định, thủ tục cụ thể cho từng loại sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia, hóa chất...

Đặc biệt, quảng cáo của những sản phẩm trên chỉ được thực hiện khi được cơ quan quản lý xác nhận về mặt nội dung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ yêu cầu xác minh nội dung quảng cáo.

Nghị định 177/2013/NĐ-CPquy định chi tiết luật giá cũng có hiệu lực, quy định cụ thể các hoạt động bình ổn giá, định giá, kê khai giá và niêm yết giá của cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp.

Theo đó, các Bộ trưởng sẽ có trách nhiệm định giá đối với các hoạt động hàng không như dịch vụ hạ cánh, cất cánh..; buôn bán thuốc lá điếu...;khung giá bán điện, giá khám chữa bệnh, giá thuốc...

Nghị định 170/2013/NĐ-CPquy định các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc  của Việt Nam và quốc tế về chứng thực chữ ký số và chứng thư số mà Việt Nam có tham gia theo hướng dẫn .

Các chứng thư số nước ngoài sẽ được sử dụng tại Việt Nam nếu được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy chứng nhận và có thời hạn sử dụng trong 5 năm; áp dụng với doanh nghiệp có 100%  vốn nước ngoài và  Tổ chức nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 209/2013/NĐ-CPvề hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng thì ngoài các đối tượng không thuộc diện kê khai và nộp thuế theo quy định trước đây, thì sẽ có thêm hai đối tượng sau:

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa chịu thuế GTGT cho DN, HTX.

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường được bán cho DN, HTX (không phân biệt có phải là hàng hóa tự sản xuất, đánh bắt hay không).

Theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTCvề hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành,trong năm 2014 sẽ có 37 chuẩn mực kiểm toán mới được áp dụng .

Trong đó có một số chuẩn mực đáng chú ý như:  Chuẩn mực số 210 - Hợp đồng kiểm toán; Chuẩn mực số 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán; Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán...

Lĩnh vực đầu tư

Theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2013/TT-BCTviệc sử dụng hóa chất nguy hiểm được hiểu là là quá trình dùng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa nhất định và phải đăng ký sử dụng.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm thực hiện đăng ký sử dụng bằng văn bản với Sở Công thương thuộc địa bàn quản lý trong vòng 15 ngày làm việc trước khi bắt đầu sử dụng; hoặc đăng ký lại khi chuyển đổi địa điểm hoặc chủ sở hữu.

Cùng thời điểm này việc các tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày giao lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư 20/2013/TTLT-BXD-BNVhướng dẫn Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị cũng không được vượt quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định hợp lệ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.

Lĩnh vực lao động, tiền lương

Từ đầu năm 2014, đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt tại các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn sẽ phải tham gia đóng đoàn phí theo hướng dẫn 1803/HD-TLĐ về đóng đoàn phí công đoàn.

Theo đó, đoàn viên trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp hưởng lương nhà nước; các tổ chức chính trị xã hội, xã hội - nghề nghiệp... sẽ đóng 1% tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp chức vụ..

Đoàn viên thuộc các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước; hợp tác xã; các tổ chức nước ngoài sẽ đóng 1% dựa trên tiền lương thực lĩnh.

Theo quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP,mức lương tối thiểu vùng mới đối với các doanh nghiệp hợp tác xã và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2014 như sau:

- Vùng I : 2.700.000 đồng/tháng

- Vùng II: 2.400.000 đồng/tháng

- Vùng III: 2.100.000 đồng/tháng

- Vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng

Theo quy định tạiQuyết định 1111/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội trong năm tới cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 2%, cụ thể như sau:

- Người sử dụng lao động đóng 18%, nâng tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN lên 22%;

- Người lao động đóng 8%, tổng mức đóng các loại bảo hiểm như trên là 10,5%.

(T.H - tổng hợp)

Từ khoá: bộ tài chính việt nam giá trị gia tăng hợp đồng quy định lao động tổ chức kinh tế bảo hiểm xã hội nghị định hàng hóa phát triển đồng bảo hiểm quảng cáo tài chính giấy chứng nhận gia dịch vụ thông tư người lao động doanh nghiệp nhà nước khám chữa bệnh sản phẩm nguy hiểm người sử dụng lao động thuế giá trị gia tăng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Schumacher vẫn chưa qua cơn nguy kịch

ANTĐ - Tay đua công thức 1 huyền thoại, Michael Schumacher vừa trải qua ca phẫu thuật não lần thứ 2 tuy nhiên nhà vô địch thế giới này vẫn đang trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ chăm sóc cho anh nói rằng tình trạng sức khỏe của Michael Schumacher đã có dấu hiệu khả quan hơn, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định được rằng anh đã qua cơn nguy kịch.

Schumacher đã gặp tai nạn hôm 30-12 khi đang trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Meribel thuộc dãy núi Alps của Pháp. Mặc dù có đội mũ bảo hiểm nhưng cú va đập mạnh vào đá đã khiến anh bị thương nặng ở đầu và được đưa tới bệnh viện ở Grenoble trong tình trạng hôn mê. 

Khánh Dương

(Theo CNA)